Tư vấn luật dân sự - Ủy quyền trong thi hành án dân sự

Ủy quyền là việc một người giao cho người khác sử dụng một số quyền mà pháp luật đã trao cho mình. Trong thi hành án dân sự, các đương sự cũng được pháp luật trao cho quyền hạn nhất định và đương sự cũng có quyền ủy quyền cho người khác t\hực quyền của mình. Tuy nhiên trong thực tiễn thụ lý và giải quyết tranh chấp dân sự nảy sinh rất nhiều vướng mắc mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc hiểu và áp dụng các quy định của BLTTDS liên quan đến chế định người đại diện của đương sự

Tư vấn luật dân sự - Ủy quyền trong thi hành án dân sự

 

Hãng luật IMC – một hãng luật có nhiều năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện ủy quyền cho đương sự xin đưa ra cho bạn đọc cái nhìn tổng quan dưới góc độ pháp lý về vấn đề Ủy quyền trong thi hành án dân sự.

 

Ủy quyền trong thi hành án dân sự

 

Cơ sở pháp lý;

  • Luật dân sự 2005

 

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2004

 

 

  • Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

 

       

 

Nội dung tư vấn.

  1. Quan hệ trong ủy quyền.

Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lý liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền trong phạm vi ủy quyền. Vì vậy, xét về mặt bản chất pháp lý, quan hệ ủy quyền luôn tồn tại 2 quan hệ:

*) Quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền: trong quan hệ này người được uỷ quyền có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi ủy quyền. Người được ủy quyền phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ của mình mà không được ủy quyền lại cho người khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

*) Quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch: người được ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba. Người được ủy quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với bên thứ ba của giao dịch.

Trong công tác thi hành án dân sự, trình tự thủ tục của các giao dịch về ủy quyền, pháp luật quy định chưa cụ thể do vậy trong các giao dịch dân sự việc ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người ủy quyền, các địa phương thực hiện không thống nhất. Việc một người ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, hoặc nghĩa vụ của mình về thi hành án diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, khi nào thì lập giấy ủy quyền và khi nào cần phải lập hợp đồng ủy quyền; thẩm quyền chứng thực Giấy ủy quyền, công chứng Hợp đồng ủy quyền không phải đương sự nào cũng nhận thức đúng để thực hiện và ngay cả các chấp hành viên, công chức cơ quan Thi hành án dân sự cũng rất lúng túng trong việc tiếp nhận các văn bản ủy quyền của đương sự.

  1. Loại ủy quyền.

Gồm 3 loại;

- Ủy quyền một lần cho phép thực hiện đại diện để thực hiện một hành vi nhất định;

- Ủy quyền riêng biệt quy định thẩm quyền đại diện trong một thời gian nhất định, đối với một loại hành vi nhất định;

- Thẩm quyền đại diện chung, đó là người đại diện theo ủy quyền được người ủy quyền trao cho thẩm quyền đại diện chung. Thẩm quyền đại diện trong trường hợp này có hiệu lực đối với nhiều loại hành vi trong một khoảng thời gian nhất định. Người được ủy quyền chung có thể thực hiện mọi công việc thay mặt người ủy quyền trong thời hạn đó.

  1. Hình thức ủy quyền.

Có các hình thức ủy quyền:

- Hình thức ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân: Bằng việc lập một hợp đồng ủy quyền có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Trong các cơ quan nhà nước, người đứng đầu cơ quan nhà nước ra quyết định phân công nhiệm vụ cho cấp phó hoặc công chức trong cơ quan khi tham gia quan hệ giao dịch với chủ thể khác thông qua giấy giới thiệu của cơ quan.

- Hình thức ủy quyền chuyên biệt mang tính thường xuyên trong nội bộ pháp nhân. Trong hoạt động pháp nhân hiện nay tồn tại phổ biến hình thức ủy quyền này. Theo quy định tại Điều 102 BLDS đại diện theo pháp nhân có thể đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân được quy định trong quyết định thành lập pháp nhân hoặc trong điều lệ của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện nhiệm vụ đại diện. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm về hành vi của người đại diện theo ủy quyền. Để xác định rõ trách nhiệm của pháp nhân hay trách nhiệm của cá nhân cần phải quy định cụ thể về hình thức ủy quyền. Thông thường người đứng đầu pháp nhân chỉ phụ trách việc điều hành tổng thể, còn các cấp phó mỗi người phụ trách một công việc nhất định. Đây là loại hình thức ủy quyền chuyên biệt, thường xuyên và người được ủy quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người ủy quyền về mảng công việc của mình.

  1. Việc chấm dứt đại diện ủy quyền trong tố tụng dân sự

Quy định chấm dứt tư cách của người đại diện theo ủy quyền có thể xảy ra trong nhiều trường hợp. Tòa án áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 156 Bộ luật tố tụng dân sự “Chấm dứt đại diện của cá nhân”, Điều 157 “Chấm dứt đại diện của pháp nhân”, Điều 594 “Chấm dứt hợp đồng ủy quyền” để xác định việc đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp:

Thời hạn ủy quyền theo hợp đồng ủy quyền đã hết. Về nguyên tắc trong thời hạn ủy quyền, bên được ủy quyền phải thực hiện xong công việc đã được ủy quyền. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vì những lý do khách quan hoặc chủ quan, bên được ủy quyền chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng mà việc ủy quyền đã hết thời hạn thì hợp đồng ủy quyền vẫn chấm dứt về mặt pháp lý trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

Công việc ủy quyền đã hoàn thành;

Người ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủy quyền;

Người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố chết.

Tương tự như vậy, đối với đại diện theo ủy quyền của đương sự là pháp nhân đại diện ủy quyền chấm dứt khi thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc ủy quyền đã hoàn thành; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hủy bỏ việc ủy quyền hoặc pháp nhân chấm dứt.

Như vậy, pháp luật cho phép chấm dứt tư cách của người đại diện theo ủy quyền căn cứ theo ý chí của một bên trong quan hệ ủy quyền.

Việc đơn phương đình chỉ hợp đồng ủy quyền có thể đặt ra với cả 2 bên đại diện uỷ quyền và bên ủy quyền. Rất tiếc, trong pháp luật nội dung và tố tụng đều chưa đề cập đến quy định này.

Tại Điều 593 “đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng uỷ quyền” có đề cập đến thủ tục chấm dứt ủy quyền trong trường hợp uỷ quyền có thù lao và uỷ quyền không có thù lao. Khoản 1 Điều 593 quy định: “Nếu uỷ quyền không có thù lao, thì bên uỷ quyền có thể đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên kia một thời hạn hợp lý”. Quy định này chưa rõ thế nào là thời hạn hợp lý? việc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng ủy quyền thể hiện dưới hình thức nào?

Chính nội dung đó đã dẫn đến các yêu cầu xử lý về văn bản tố tụng khác nhau ở các Tòa án. Có Toà cho rằng khi các bên lập hợp đồng ủy quyền qua công chứng, chứng thực thì khi đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng ủy quyền đó cũng phải qua công chứng, chứng thực. Nhưng, ở Tòa án khác lại cho rằng chỉ cần có văn bản của một bên xác định việc đơn phương đình chỉ hợp đồng ủy quyền là có thể chấp nhận.

Chúng tôi cho rằng đã nói đơn phương đình chỉ hợp đồng là thể hiện ý chí của một bên trong việc chấm dứt hợp đồng. Vì vậy, chỉ cần sự thể hiện bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng uỷ quyền là được Toà án chấp nhận. Trong nhiều trường hợp, việc thể hiện ý chí này cũng không nhất thiết phải lập thành văn bản. Chẳng hạn việc chấm dứt ủy quyền ngay tại phần thủ tục bắt đầu phiên toà khi kiểm tra các căn cước của các đương sự, nếu vụ án có người đại diện ủy quyền. Nếu đương sự hoặc người đại diện theo ủy quyền khẳng định trước Hội đồng xét xử về việc rút ủy quyền ngay tại phiên toà thì không nhất thiết phải lập thành biên bản. ý chí chấm dứt ủy quyền của một bên trong quan hệ ủy quyền được thể hiện trong biên bản phiên tòa.

Trên đây tư vấn của Hãng luật IMC về vấn đề Ủy quyền trong thi hàhh án dân sự. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

 HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 0365.939999   

        

Địa chỉ: Phòng 1809 Tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội 

Email  : bienpq@interIMC.org.vn

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…