Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam

Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam
Theo quy định tại chương V Luật Đầu tư về các hình thức đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt nam theo một trong các hình thức sau:

Theo quy định tại chương V Luật Đầu tư về các hình thức đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt nam theo một trong các hình thức sau:

I. Các hình thức đầu tư trực tiếp

1.   Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây:

a)   Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;

b)  Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;

c)   Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;

d)  Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

2.   Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.

Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác. Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3.   Đầu tư phát triển kinh doanh.

Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây:

-Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;

-Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

4.   Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

5.   Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

6.   Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.

II. Các hình thức đầu tư gián tiếp

1.   Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

-   Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;

-   Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;

-   Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.

 

2.   Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 04.62.697.972 /  0166.593.9999  

                    04.62.915.925 /  0917.19.65.65

Địa chỉ: Phòng 1107, Tháp A, Tòa Nhà 173 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn         -         thanh6666@yahoo.com

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…