Người đại diện trong quan hệ nuôi con nuôi

Vợ chồng ông A và bà B không có con chung nên năm 1998 đã nhận cháu gái C làm con nuôi. Năm 2008 bà B chết, ông A bỏ đi nên cháu C ở với họ hàng bà B. Năm 2010, ông A về, bắt cháu C ngủ chung và có hành vi đồi bại với cháu C. Bà D là dì cháu C (em ruột bà B) khởi kiện yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi giữa ông A và cháu C. Bà D có phải là người đại diện cho cháu C không ? (Đức Trung – Thanh Hóa).

Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự thì người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự quy định “Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ”.

Theo quy định nêu trên thì bà D có quyền khởi kiện với tư cách là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cháu C (người đại diện theo pháp luật).

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 04.62.697.972 /  0166.593.9999  

                    04.62.915.925 /  0917.19.65.65

Địa chỉ: Phòng 1107, Tháp A, Tòa Nhà 173 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn         -         thanh6666@yahoo.com

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư….