Nghỉ việc trước thời hạn, có phải bồi thường lương trong thời gian được cử đi đào tạo?

Năm 2003, tôi công tác tại một trường ĐH sư phạm trực thuộc Bộ GD-ĐT. Năm 2004 nhà trường cử tôi đi học cao học tập trung trong thời gian hai năm rưỡi. Đến tháng 11-2006 tôi tốt nghiệp thạc sĩ. Trong thời gian đi học tập trung, các chế độ tài chính tôi nhận được gồm: lương của giảng viên không bao gồm phụ cấp đứng lớp (hệ số lương bậc 1 x lương cơ bản), tiền hỗ trợ ăn ở của tỉnh nhà (mỗi ngày 35.000 đồng), tiền học phí, tiền tài liệu và tiền tàu xe đi lại.

Do gia đình phải chuyển nơi ở nên đến tháng 3-2008 tôi viết đơn xin thôi việc. Nhà trường đã chấp thuận theo yêu cầu đơn nghỉ việc nhưng kèm theo đó là quyết định thu hồi toàn bộ kinh phí đào tạo (bao gồm cả tiền tàu xe đi lại) và toàn bộ lương trong thời gian tôi đi học. Theo đó tôi phải bồi thường chi phí đào tạo (trợ cấp ăn ở, tiền học phí, tiền tài liệu và tiền tàu xe đi lại) tổng cộng là 35 triệu đồng.

Nhà trường cũng ra quyết định thu hồi toàn bộ lương của tôi trong thời gian hai năm đi học cao học (trong thời gian hai năm đi học cao học, tôi được hưởng lương theo hệ số 2,34 x lương cơ bản) với tổng số tiền là 29 triệu đồng.

1. Xin hỏi các quyết định thu hồi kinh phí đào tạo và lương của nhà trường như vậy dựa trên văn bản pháp luật nào, có đúng và phù hợp hay không với các qui định thuộc nghị định 54/2005/NĐ-CP của Chính phủ, theo thông tư 130/TT-BNV của Bộ Nội vụ, căn cứ pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26-2-1998; pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 28-4-2000 và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29-4-2003 về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường kinh phí đào tạo đối với cán bộ, công chức?

Theo tôi được biết, việc tôi phải bồi thường kinh phí đào tạo là đúng nhưng việc nhà trường thu hồi toàn bộ lương của tôi là không có cơ sở pháp lý.

Lý do tôi phải bồi thường toàn bộ kinh phí đào tạo là sau khi học xong cao học, trong thời gian giảng dạy từ tháng 11-2006 đến 3-2008 nhà trường cho tôi được đi học tập trung hai đợt (đều dưới ba tháng) để nâng cao trình độ tiếng Anh nên coi như tôi không được tính thời gian phục vụ tại trường sau khi đi học về. Điểm này theo tôi cũng bất hợp lý vì đáng ra tôi phải được trừ một năm bồi thường.

2. Bên cạnh đó, tôi được ký hợp đồng lao động không thời hạn, đóng bảo hiểm xã hội, y tế liên tục từ khi ký hợp đồng đến khi xin nghỉ việc nhưng nhà trường cũng không thực hiện một chế độ trợ cấp thôi việc nào.

3. Theo điều 287 Bộ luật dân sự năm 2005 về hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự, tôi được quyền xin tạm hoãn thực hiện việc bồi thường kinh phí đào tạo trong bao lâu?

Trường Hợp của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Sau khi bạn có đơn xin thôi việc, hiệu trưởng nhà trường đã có quyết định chấp thuận đơn xin thôi việc của bạn, như vậy nhà trường phải trợ cấp thôi việc cho bạn theo qui định tại điều 5 nghị định 54/2005/NĐ-CP ngày 14-4-2005 về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức. Bạn có thể tham khảo cách tính trợ cấp thôi việc tại điều 8 nghị định 54/2005/NĐ-CP.

Việc yêu cầu bồi hoàn kinh phí đào tạo của nhà trường chỉ được tính trong thời gian bạn đi học tập trung hai năm rưỡi vì theo qui định tại điểm 1.1 khoản 1 mục III thông tư 130/2005/TT-BNV ngày 7-12-2005 hướng dẫn một số điều của nghị định số 54/2005/NĐ-CP, công chức, viên chức được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài có thời gian từ ba tháng tập trung trở lên mà chưa hết thời gian yêu cầu phục vụ qui định tại khoản 2 điều 13 của nghị định số 54/2005/NĐ-CP mà tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Theo đó cách tính mức bồi thường như sau:

Trong đó: thời gian yêu cầu phục vụ được qui định gấp ba lần so với thời gian của khóa đào tạo.

Quyết định thu hồi toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp của bạn là không có cơ sở vì chi phí đào tạo (bao gồm luôn cả chi phí đi lại) không bao gồm tiền lương. Mặt khác, cũng không có qui định pháp luật nào buộc cán bộ công chức, viên chức phải bồi hoàn tiền lương trong thời gian đi học khi thôi việc.

Theo qui định tại khoản 1 mục II thông tư 89/2006/TT-BTC ngày 29-9-2006 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc và kinh phí thu hồi chi phí đào tạo thì trong thời hạn ba tháng kể từ khi có quyết định bồi thường chi phí đào tạo của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thẩm quyền, công chức, viên chức phải hoàn thành việc nộp đủ số tiền phải bồi thường (theo đúng quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền) cho bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan, đơn vị.

Việc xin tạm hoãn việc bồi thường kinh phí đào tạo của bạn tùy thuộc sự thỏa thuận giữa bạn và nhà trường.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cần làm đơn khiếu nại đến hiệu trưởng nhà trường trình bày về những điểm chưa đúng của quyết định nêu trên.

 

Chi phí đào tạo = phải bồi thường

Thời gian yêu _

cầu phục vụ

Thời gian làm việc sau khi đào tạo

 

x Tổng chi phí của khóa đào tạo

Thời gian yêu cầu phục vụ

Trong đó: thời gian yêu cầu phục vụ được qui định gấp ba lần so với thời gian của khóa đào tạo.

Quyết định thu hồi toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp của bạn là không có cơ sở vì chi phí đào tạo (bao gồm luôn cả chi phí đi lại) không bao gồm tiền lương. Mặt khác, cũng không có qui định pháp luật nào buộc cán bộ công chức, viên chức phải bồi hoàn tiền lương trong thời gian đi học khi thôi việc.

Theo qui định tại khoản 1 mục II thông tư 89/2006/TT-BTC ngày 29-9-2006 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc và kinh phí thu hồi chi phí đào tạo thì trong thời hạn ba tháng kể từ khi có quyết định bồi thường chi phí đào tạo của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thẩm quyền, công chức, viên chức phải hoàn thành việc nộp đủ số tiền phải bồi thường (theo đúng quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền) cho bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan, đơn vị.

Việc xin tạm hoãn việc bồi thường kinh phí đào tạo của bạn tùy thuộc sự thỏa thuận giữa bạn và nhà trường.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cần làm đơn khiếu nại đến hiệu trưởng nhà trường trình bày về những điểm chưa đúng của quyết định nêu trên.

Hãng Luật IMC giải quyết mọi vấn đề Luật Lao động !

 

1