Quyền nuôi con sau ly hôn

Quyền nuôi con sau ly hôn
Tư vấn ly hôn, Quyền nuôi con sau ly hôn theo luật hôn nhân gia đình 0166.593.9999 / 0462.697.901

Xây dựng gia đình hạnh phúc là mong ước của tất cả mọi người. Tuy nhiên, có những cuộc hôn nhân, vì nhiều lí do không thể tiếp tục tồn tại, hai bên vợ chồng chọn giải pháp li hôn. Trong trường hợp này, người chịu tổn thương nhiều nhất chính là những đứa con, nhất là khi đang ở lứa tuổi chưa thành niên – lứa tuổi rất cần sự chăm sóc của của cha và mẹ để có thể pháp triển toàn diện. Bởi vậy, trong vụ án li hôn, cùng với vấn đề chia tài sản, thì việc giao con cho ai nuôi dưỡng là một trong những nội dung quan trọng nhất được các đương sự (vợ, chồng) rất quan tâm. 

    Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con li hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được Tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi li hôn, vợ, chồng có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con khi chưa thành niên (con dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên những bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận của hai bên vợ chồng) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành.

     Tuy nhiên, nếu hai bên vợ chồng không thể thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật, căn cứ vào tình hình kinh tế của hai bên vợ chồng, căn cứ vào nguyện vọng của người con (trường hợp người con đó từ đủ 9 tuổi trở lên) để ra quyết định giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của Tòa án phải hướng tới quyền lợi về mọi mặt của người con, điều kiện đó có thể là: điều kiện về học tập, điều kiện về chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại....

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người con từ đủ 9 tuổi trở lên, đủ để nhận thức được việc ở với bố hay với mẹ thuận tiện hơn thì Tòa án thường hỏi ý kiến, nguyện vọng của người con, và sẽ dựa vào đây để đưa ra phán quyết.Việc xem xét ý kiến, nguyện vọng của con và coi đó là một trong những cơ sở để Tòa án quyết định việc giao con cho ai nuôi là cần thiết, để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của những người con. Bởi vì, khi cha mẹ ly hôn, con cái mất đi mái ấm gia đình - một điểm tựa vô cùng quan trọng. Việc hỏi ý kiến để các con nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình là một trong những căn cứ để Tòa án xem xét, lựa chọn người nuôi con, bảo đảm cho trẻ sự phát triển tốt nhất.  Đây cũng là một lợi thế cho người mẹ, vì người mẹ dễ gần gũi, thân thiện hơn với con cái. Ngoài ra, đối với trường hợp con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, nêu các bên không có thỏa thuận khác.

    Một điều nữa cũng cần lưu ý là tuy giành được quyền nuôi con sau khi li hôn, nhưng quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con, nếu người cha hoặc người mẹ không hoàn thành trách nhiệm của mình thì người kia có quyền nộp đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con.

     Luật hôn nhân gia đình Việt Nam cũng quy định rõ: trong tất cả các trường hợp sau khi li hôn, người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền chăm sóc con, có thể theo định kì hoặc thường xuyên theo thỏa thuận của hai bên và không ai được cản trở quyền này. Nếu người không nuôi con lạm dụng việc chăm nom con để gây cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người kia; hoặc trong trường hợp, nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng lại không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ thì người kia cũng có quyền yêu cầu tòa án

    Tóm lại, việc giao cho ai là người có quyền nuôi con phải căn cứ vào quyền lợi và tương lai của chính người con. Tuy nhiên, khi vợ chồng ly hôn  có tranh chấp quyền nuôi con thì vụ việc thường trở lên khá phức tạp, trong một số trường hợp tranh chấp vô cùng quyết liệt. Để đảm bảo được quyền lợi cho mình và cho con, quý khách hàng cần có sự hiểu biết nhất định về những quy định của pháp luật hôn nhân gia đình. Hãy đến với chúng tôi, chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường giành lại quyền lợi cho chính bạn và người con của bạn.

 

     Công ty chúng tôi luôn có một đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và có tính chuyên nghiệp cao để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng. Thành công của bạn chính là thành công của IMC.

 

 

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 024.62.697.901 /  0365.939999  

                

Địa chỉ: Phòng 1107, Tháp A, Tòa Nhà 173 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn        

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…

 

Tác giả bài viết: Ths.Ls. Phạm Quang Biên