Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh tế

Hiểu được tầm quan trọng của việc soạn thảo, kí kết hợp đồng trong thương mại, Hãng luật IMC xin đưa ra một số lưu ý trước khi soạn thảo và kí kết hợp đồng nhằm giúp các doanh nghiệp soạn thảo được những hợp đồng kinh tế chi tiết, chặt chẽ và có giá trị

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh tế

 

         Hiểu được tầm quan trọng của việc soạn thảo, kí kết hợp đồng trong thương mại, Hãng luật IMC xin đưa ra một số lưu ý trước khi soạn thảo và kí kết hợp đồng nhằm giúp các doanh nghiệp soạn thảo được những hợp đồng kinh tế chi tiết, chặt chẽ và có giá trị.

1. Nguồn pháp luật điều chỉnh nội dung hợp đồng.

        Thông thường, các doanh nghiệp khi soạn thảo một hợp đồng chỉ quan tâm đến Luật chuyên ngành (Luật thương mại; Luật đất đai; Luât y tế...)  mà không căn cứ vào Luật chính (Bộ luật dân sự) dẫn đến nhiều hợp đồng khi kí kết xong có nhiều điều khoản trái với các nguyên tắc, nội dung được quy định trong Bộ luật Dân sự nên không thực hiện được. Do đó, khi soạn thảo một hợp đồng, các doanh nghiệp chú ý trước tiên phải căn cứ vào Bộ luật dân sự trước rồi mới căn cứ vào các Luật chuyên ngành khác. 

2. Hợp đồng phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc của pháp luật.

Các bên tham gia hợp đồng tự do thỏa thuận nhưng không được trái với quy định pháp luật, đạo đức, xã hội. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

3. Đảm bảo đối tượng của hợp đồng kinh tế.

Đối tượng của hợp đồng là những hàng hóa mà pháp luật không cấm kinh doanh.

4.  Hợp đồng phải đảm bảo về mặt nội dung và hình thức.

– Về mặt hình thức:

Hợp đồng được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

        Đối với các loại hợp đồng thương mại mà pháp luật buộc phải lập thành văn bản như: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán nhà… thì phải tuân theo các quy định của pháp luật. Đối với một số hợp đồng mà pháp luật yêu cầu phải công chứng, chứng thực thì hợp đồng đó cần phải đem đi công chứng, chứng thực thì mới có hiệu lực.

– Đảm bảo về mặt nội dung của hợp đồng:

       Nội dung của hợp đồng thương mại nói riêng và hợp đồng nói chung là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng. Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:

+ Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm

+ Số lượng, chất lượng

+ Giá, phương thức thanh toán

+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

+ Quyền , nghĩa vụ của các bên

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

+ Phạt vi phạm hợp đồng

+ Các nội dung khác

Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc thêm những điều khoản khác cho phù hợp hoặc bỏ bớt những điều khoản nếu không cần thiết.

        Như vậy, trong hoạt động thương mại thì hợp đồng thương mại còn đóng vai trò là một phương tiện rất quan trọng để bảo đảm sự an toàn pháp lý cho các bên trong hợp đồng, giúp các bên kiểm soát và dự báo được lợi nhuận cũng như các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Do đó, việc nắm chắc được điều kiện, quy trình để soạn thảo một hợp đồng là vô cùng cần thiết và quan trọng.

 

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 024.62.697.901 /  0365.939999  

            Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn     

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư….