Quy định về con dấu doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2014

Quy định về con dấu doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2014

Quy định về con dấu doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2014

Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 đã có nhiều quy định mới về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp . Theo đó doanh nghiệp được quyết đình về hình thức, số lượng và nội dung....

Theo quy định tai Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014, thì:

“1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

a) Tên doanh nghiệp;

b) Mã số doanh nghiệp.

2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Đây là một điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 so với Luật Doanh nghiệp 2005. Thay vì phải đăng ký tại cơ quan Công an như luật cũ, hiện nay, doanh nghiệp chỉ cần thông báo mẫu con dấu với Cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Điều này tạo ra sự linh hoạt cho các doanh nghiệp khi muốn có một con dấu riêng cho doanh nghiệp mình, đồng thời, giảm chi phí, tránh phiền hà về các thủ tục để tạo ra một con dấu mới.

Chủ thể có thẩm quyền quyết định về hình thức, số lượng, nội dung con dấu của doanh nghiệp Chủ thể có thẩm quyền được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều khoản của Luật Doanh nghiệp ban hành ngày , bao gồm:

-         Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân;

-         Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;

-         Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

-         Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.

Tuy nhiên, trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác thì phải tuân theo quy định tại Điều lệ.

·         Hình thức, nội dung của con dấu

Trong nội dung quyết định của các chủ thể có thẩm quyền hoặc Điều lệ công ty về con dấu phải bao gồm:

-          Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu;

-         Số lượng con dấu;

-         Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

Ngoài ra, mẫu con dấu của doanh nghiệp chỉ có thể được thể hiện dưới một hình dạng nhất định, như: hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác, và doanh nghiệp phải thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước

Thêm nữa, trên con dấu bắt buộc phải có các thông tin về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014). Ngoài các thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định 96/2015/NĐ – CP của Chính phủ, cụ thể:

-         Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

-         Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;

-         Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

·         Quản lý và sử dụng con dấu

Việc quản lý và sử dụng con dấu của được tuân theo quy định tại Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ – CP:

-                      Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01/072015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.Ngày 01/07/2015 là ngày Luật Doanh nghiệp 2014 chính thức có hiệu lực. Trước thời điểm đó, các doanh nghiệp vẫn phải tuân theo quy định về con dấu trong Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản kèm theo. Quy định này dành cho các doanh nghiệp đã thành lập và được cấp con dấu trước ngày Luật mới có hiệu lực, và muốn tiếp tục sử dụng con dấu cũ. Việc quy định rõ ràng như vậy giúp cho các doanh nghiệp này tránh khỏi lúng túng trong quá trình sử dụng lại con dấu của mình.

-                      Trong trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01/07/2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định 96/2015/NĐ – CP  thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.Sau khi hoàn thành thủ tục nộp lại con dấu cho Cơ quan công an, các doanh nghiệp này tiếp tục thực hiện các trình tự, thủ tục về con dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 để làm con dấu mới.

-                      Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01/07/2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định 96/2015/NĐ – CP; đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Ngoài ra, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

+  Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp;

+  Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu;

+  Hủy mẫu con dấu.

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Hãng luật IMC

Hãng luật iMC

Điện thoại: 0365.939999

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…