Quy trình góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên

góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên

Trong quy trình góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên, lúc đầu các thành viên thỏa thuận với nhau về việc góp vốn trong đó xác định rõ loại tài sản đem góp vốn, định giá tài sản đem góp vốn, thời hạn góp vốn, trách nhiệm của bên vi phạm,....

Sau khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, hợp đồng góp vốn được thực hiện, các bên chuyển quyền sở hữu tài sản đem góp vốn sang cho công ty và được công ty cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp. Thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng hạn bằng loại tài sản đem góp vốn như đã cam kết. Phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó đã chuyển sang công ty. Sau đây là các bước trong thủ tục góp vốn :

 

 

 

 

Bước 1: Xác định đối tượng góp vốn

Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 trừ những tổ chức, cá nhân dưới đây thì có quyềngóp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh:

-         Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

-         Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Theo đó, những đối tượng thuộc các trường hợp trên không có quyền góp vốn vào doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định loại tài sản

        Việc xác định loại tài sản là một bước rất quan trọng. Tài sản sẽ được chia ra: loại tài sản phải định giá và loại tài sản không phải định giá. Việc định giá được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên hoặc định giá bởi một bên thứ ba. Các bên có thể thỏa thuận xác định giá trị của tài sản góp bằng con số cụ thể hoặc xác định công thức tính giá trị bằng các tham số có tác dụng làm cho giá trị của tài sản được xác định chính xác tại thời điểm góp vốn. Việc góp vốn phải tuân theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về việc Định giá tài sản góp vốn:

1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hạp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

 Bước 3: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn.

`        Theo quy định tại  Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về việc Chuyển quyền sở hữu tài sản:

1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

-         Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

-         Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

-         Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

3. Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.

 Bước 3: Cấp giấy chứng nhận vốn góp.

Thành viên được công ty cấp Giấy Chứng nhận phần vốn góp theo quy định tại khoản 5 Điều 48  Luật Doanh nghiệp 2014: “Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Vốn điều lệ của công ty;

c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;

d) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;

đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

 Theo Luật doanh nghiệp  2014, Giấy chứng nhận vốn góp được cấp cho thành viên khi họ đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn có nội dung ghi nhận tên người góp vốn, vốn điều lệ của công ty, phần vốn góp, giá trị vốn góp của người góp vốn. Giấy chứng nhận phần vốn góp có ý nghĩa chứng minh tư cách thành viên công ty.

Trên đây là những tư vấn của IMC về quy trình góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên. Hy vọng những tư vấn của IMC sẽ giúp giải đáp được những thắc mắc của Quý khách.

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

 

 HÃNG LUẬT IMC

 

Điện thoại: 0365.939999           

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interIMC.org.vn  

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…