Tư vấn luật doanh nghiệp - Hiểu thế nào về doanh nghiệp xã hội

DOANH NGHIỆP XÃ HỘI LÀ GÌ? Vậy doanh nghiệp xã hội là gì, có đặc điểm như thế nào và ở Việt Nam hiện nay có những loại hình doanh nghiệp doanh nghiệp xã hội nào?

 

Theo quy định tại khoản 7 điều 4 Luật doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Như vậy, Luật doanh nghiệp xác định doanh nghiệp là tổ chức kinh tế thực hiện chức năng kinh doanh. Trong đó, khái niệm kinh doanh được định nghĩa là: “việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạnh của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

 

Cần phân biệt giữa doanh nghiệp thông thường thực hiện trách nhiệm với xã hội và doanh nghiệp xã hội. Doanh nghiệp thông thường hoạt động vì mục đích lợi nhuận và trích một phần lợi nhuận để thực hiện trách nhiệm với xã hội, tuy nhiên, đằng sau việc thực hiện trách nhiệm với xã hội vẫn là mục đích xây dựng thương hiệu, tạo ấn tượng với người tiêu dùng, hướng tới lợi nhuận. Trong khi đó, doanh nghiệp xã hội thành lập và hoạt động với mục tiêu xã hội, lợi nhuận chỉ sử dụng để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, chi trả một phần nhỏ cho chủ sở hữu, phàn lớn còn lại là đầu tư cho xã hội, giải quyết các vấn đề của xã hội. Do đó, không đồng nhất giữa doanh nghiệp thông thường và doanh nghiệp xã hội.

Luật doanh nghiệp quy định bốn loại hình doanh nghiệp cơ bản: doanh nghiệp tư nhân, công ti hợp danh, công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần và hai chế độ trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu: trách nhiệm tài sản vô hạn (áp dụng cho chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ti hợp danh), trách nhiệm tài sản hữu hạn (áp dụng cho thành viên công ti trách nhiệm hữu hạn và cổ đông công ti cổ phần).

Doanh nghiệp xã hội dù có mục đích thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu xã hội nhưng trước hết là doanh nghiệp. Do đó, chủ sở hữu khi thành lập phải lựa chọn một trong các mô hình được quy định trong Luật doanh nghiệp để đăng ký với cơ quan đăng kí kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư. Việc lựa chọn mô hình phù hợp là bước khởi đầu quan trọng cho mỗi nhà đầu tư, mô hình phù hợp với mục đích thành lập sẽ tạo tiền đề cho hoạt động của doanh nghiệp sau này.

 

Hiện nay, nhu cầu tiếp nhận nguồn tài chính từ các tổ chức, cá nhân làm từ thiện của các doanh nghiệp xã hội là rất lớn nhưng  đang gặp nhiều trở ngại do các tổ chức, cá nhân khi tiến hành đóng góp tài chính vào các doanh nghiệp xã hội chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức:

Một là, tổ chức, cá nhân từ thiện góp vốn vào doanh nghiệp và trở thành thành viên của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì tổ chức cá nhân đóng góp tài chính mang tính từ thiện phải chịu rủi ro cả về tài chính và uy tín

Hai là, tổ chức, cá nhân làm từ thiện tặng tài sản cho doanh nghiệp, không trở thành thành viên của doanh nghiệp, vì vậy tổ chức, cá nhân đó không có quyền tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp, khả năng kiểm soát khoản đóng góp rất thấp.

Tuy nhiên, mong muốn của các tổ chức, cá nhân làm từ thiện là vừa kiểm soát được khoản tài chính của mình đóng góp, chi phối một phần hoạt động của doanh nghiệp nhưng không phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu giải quyết được mong muốn này, nguồn tài chính đóng góp cho các doanh nghiệp xã hội sẽ lớn hơn.​

 

 

 

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Hãng luật IMC

Điện thoại: 0365.939999

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…