Đăng kí và thủ tục đăng kí nhãn hiệu

Đăng kí và thủ tục đăng kí nhãn hiệu
Trong những năm gần đây, một thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên với tần suất lớn và được coi như một vấn đề đáng chú ý trong hoạt động thương mại hiện đại tại Việt Nam là “nhãn hiệu” (brand) và “xây dựng nhãn hiệu” (branding). Tầm quan trọng ngày càng tăng của nhãn hiệu là do sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các công ty có hoạt động kinh doanh ở nhiều nước.
Nhãn hiệu được  sử dụng để giúp cho người  tiêu dùng dễ dàng hơn  trong việc nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ, cũng như chất  lượng và giá  trị của chúng. Do vậy, nhãn hiệu có  thể được coi  là công cụ  truyền  thông được nhà sản xuất sử dụng để  thu hút khách hàng, là tài sản một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình, khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ, thậm chí còn tác động đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Nhãn hiệu là gì

Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Có các loại nhãn hiệu:

o    Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ

o    Nhãn hiệu tập thể

o    Nhãn hiệu chứng nhận

o    Nhãn hiệu nổi tiếng

o    Nhãn hiệu liên kết

o    Chỉ dẫn địa lý.

 Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ:

-Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

-Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

 Các yếu tố có khả năng từ chối khi đăng ký nhãn hiệu

- Không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của Nhãn hiệu.

- Đã thuộc quyền của người khác :

·        Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi.

·        Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.

·        Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

- Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

·        Giấy phép đăng ký kinh doanh: 01 Bản sao y công chứng.

·        Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

·        Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm);

·        Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có) (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…).

·        Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

  - Trình tự và thời gian thực hiện:

·        Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ

·        Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Thời hạn: 01 tháng từ ngày nhận đơn.

·        Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn.

Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

·        Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Thời hạn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

·        Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn

·        Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

·        Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

·        Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

   Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Văn bằng bảo hộ với nhãn hiệu được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu”.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần là 10 năm.

Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng những công việc sau:

Tư vấn miễn phí về hành lang pháp lý liên quan đến đăng ký nhãn hiệu

·        Tư vấn hỗ trợ về việc đặt tên và thiết kế nhãn hiệu

·        Tra cứu sơ bộ về khả năng đăng ký của nhãn hiệu.

·        Tư vấn, đánh giá về khả năng đăng ký của nhãn hiệu.

·        Tư vấn phân nhóm sản phẩm/dịch vụ trước khi đăng ký.

Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý các yêu cầu của Qúy khách hàng.

·        Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu Qúy khách hàng cung cấp các luật sư của Phan Law Vietnam sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc.

·        Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của Qúy khách hàng trong các việc liên quan đến Nhãn hiệu, Chúng tôi sẽ sắp xếp và tham gia.

Đại diện Qúy khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến nhãn hiệu

·        Sau khi tiến hành ký kết Hợp đồng dịch vụ, Chúng tôi sẽ thực hiện việc soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

·        Đại diện khách hàng lên Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ Đăng ký Nhãn hiệu.

·        Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời các công văn của Cục sở hữu trí tuệ.

·        Thông báo kết quả hồ sơ đã nộp và tiến trình đơn cho khách hàng.

·        Đại diện nhận giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ cho khách hàng.

·        Theo dõi xâm phạm Nhãn hiệu, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết.

·        Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp Nhãn hiệu với các chủ đơn khác.

·         Gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

·        Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký.

 Thông tin khách hàng cần cung cấp.

·        Thông tin chủ sở hữu: Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc CMND.

·         Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký.

·        Các tài liệu khác( nếu có)

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 024.62.697.901 /  036.593.9999  

                

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn         -         thanh6666@yahoo.com

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư….

 

Tác giả bài viết: Ths.Ls. Phạm Quang Biên