Tư vấn sở hữu trí tuệ - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Việc Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc làm rất nhỏ nhưng mang lại giá trị to lớn cho bạn, sản phẩm, danh tiếng của doanh nghiệp bạn sẽ được bảo hộ sở hữu và không thể xâm phạm.

Tư vấn sở hữu trí tuệ - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

 Hãng luât IMC có nhiều năm kinh nghiệm trong việc Tư vấn sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng là địa chỉ tin cậy nếu bạn đang vướng mắc về thủ tục hồ sơ hoặc đang cần tư vấn thêm về vấn đề Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình hãy liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn trực tiếp …

 

 

Cơ sở pháp lý;

  • Luật Dân sự 2005

 

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005

 

Nội dung tư vấn.

Để có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu đối với một nhãn hiệu, doanh nghiệp phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Đây là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký sở hữu đối với nhãn hiệu và các quyền sở hữu trí tuệ khác, trừ quyền tác giả văn học nghệ thuật và quyền tác giả đối với giống cây trồng, vật nuôi.

 Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ là cơ sở để doanh nghiệp có thể thực hiện các quyền sở hữu đối với thương hiệu mà mình tạo dựng, như quyền được sử dụng thương hiệu, quyền được yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu thương hiệu đó.

*) Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong nước.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam; cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nếu muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá thì nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc thông qua một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.

 Trong trường hợp cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam, phải nộp hồ sơ đăng ký thông qua đại diện hợp pháp (thực tế là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp) tại Việt Nam.

*) Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu trên trường quốc tế

Việt Nam là thành viên của Thoả ước Madrid (do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO quản trị) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, với hơn 50 quốc gia là thành viên. Đăng ký theo thoả ước này, chủ nhãn hiệu chỉ cần nộp một đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định, đánh dấu những nước thành viên mà doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Thời hạn xem xét đơn đăng ký quốc tế trong vòng một năm. Nếu các doanh nghiệp quan tâm đến các thị trường là thành viên của Thoả ước, thì nên thực hiện việc đăng ký theo hình thức này.. Tuy nhiên, cần lưu ý nhãn hiệu muốn bảo hộ ở nước ngoài (đối với các quốc gia là thành viên của Thoả ước Madrid), thì nhãn hiệu đó đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và đơn đăng ký phải được soạn thảo bằng tiếng Pháp.

 Từ ngày 11/7/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid (gồm 22 quốc gia thành viên). Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá vào các nước thành viên của Nghị định thư. Đăng ký nhãn hàng hoá theo nghị định thư đơn giản hơn, vì người đã nộp đơn đăng ký tại Việt Nam thì có quyền đăng ký nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid, không phải đợi đến thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tại Việt Nam thì mới được đăng ký ra nước ngoài, như đối với việc đăng ký nhãn hiệu theo Thoả ước Madrid. Thủ tục đăng ký theo Nghị định thư tương tự như đối với đăng ký theo Thoả ước, chỉ có sự khác biệt là đơn đăng ký phải được soạn thảo bằng tiếng Anh.

Dưới đây, Hãng luật IMC chúng tôi xin cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho Quý khách hàng trong và ngoài nước. Bao gồm;

1. Quy trình tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

- Tiếp nhận thông tin về nhãn hiệu của khách hàng;

- Gửi bản tư vấn về việc thiết kế và phân nhóm phạm vi đăng ký độc quyền của nhãn hiệu;

- Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

- Hoàn thiện hồ sơ đăng ký  bảo hộ nhãn hiệu;

- Nộp hộp hồ sơ đăng ký bảo hộ và đóng phí nhà nước

- Theo dõi tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của khách hàng;

- Thực hiện điều chỉnh đơn nếu có yêu cầu của Cục SHTT;

- Thay mặt khách hàng nhận văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu;

- Tư vấn mở rộng bảo hộ nhãn hiệu ở thị trường quốc tế: Đông Nam Á; Eu; Mỹ; Trung quốc…

2. Thời gian thụ lý hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ và bộ thủ tục hành chính quốc gia, thời gian thẩm định việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là 09 tháng, cụ thể:

-  Giai đoạn xét nghiệm hình thức (02 tháng): Trong giai đoạn này, Cục SHTT xem xét và đánh giá về chủ thể nộp đơn, phân nhóm, mẫu nhãn hiệu…

- Giai đoạn xét nghiệm nội dung đơn (07 tháng): Trong giai đoạn này, Cục SHTT sẽ xem xét đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu đối với sản phẩm và dịch vụ cùng loại tức là đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu đã đăng ký với những nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.

 3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đăng kí bảo hộ nhãn hiệu.

Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Quý khách hàng cần cung cấp cho Hãng luật IMC những tài liệu sau:

- 11 Mẫu nhãn hiệu (được in mầu hoặc in đen trắng);

- Bản sao đăng ký kinh doanh/Giấy phép hoạt động nếu chủ đơn là (tổ chức, doanh nghiệp);

- Bản sao chứng minh thư nhân dân nếu là cá nhân đăng ký.

- Giấy ủy quyền theo mẫu của Hãng luật IMC

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

 HÃNG LUẬT IMC

HãngluaậtMC I

Điện thoại: 036.593.9999           

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interIMC.org.vn

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…