Tư vấn sở hữu trí tuệ - Đơn phản đối đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

phản đối đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

phản đối đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là việc tổ chức hoặc một bên thứ ba có ý kiến với cơ quản lý về sở hữu trí tuệ về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nhất định.

 

 

Phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là việc tổ chức hoặc một bên thứ ba có ý kiến với cơ quản lý về sở hữu trí tuệ về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nhất định. Việc ý kiến phải được lập thành văn bản và kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.

Cơ sở pháp lý: Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 

1.     Thời hạn để phản đối đơn

Theo quy định của pháp luật, thời hạn để phản đối đơn được tính kể từ ngày đơn đăng ký được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ.

Để có thể biết được là đã có thể phản đối đơn đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nhất định hay chưa thì chủ thể muốn phản đối cần theo dõi thường xuyên bởi định kỳ hàng tháng cơ quan sở hữu trí tuệ sẽ công bố các đơn đăng ký hợp lệ trên công báo sở hữu công nghiệp (bản giấy và bản điện tử).

Khi đó chủ thể có thể kiểm tra xem đơn mà chủ thể đó muốn phản đối đã được công bố hay chưa để có thể tiến hành nộp đơn phản đối bằng việc sử dụng công báo này.

2.     Ý nghĩa của việc phản đối đơn:

Việc phản đối đơn sẽ giúp chủ thể có quyền Sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ như: Nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp… bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi phát hiện có một chủ thể khác yêu cầu được bảo hộ nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp của họ có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp mình đang sở hữu. Và điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang được bảo hộ.

Ngoài ra, việc phản đối đơn còn có ý nghĩa chống lại các hành vi đánh cắp nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác biến thành của mình và đăng ký xác lập quyền.

Trong một số trường hợp, đơn phản đối là căn cứ duy nhất để cơ quan sở hữu trí tuệ quyết định có cấp hay không văn bằng bảo hộ cho đơn đăng ký đặc biệt là trong các trường hợp phổ biến như nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tển thương mại đang được bảo hộ.

3.       Điều kiện khi thực hiện việc phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Khi phản đối đơn chủ thể sẽ phải chứng minh được rằng đối tượng trong đơn đăng ký không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ tại Việt Nam và bạn phải kèm theo các tài liệu chứng cứ chứng minh việc này.

Ví dụ: trong trường hợp phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu của chủ thê khác vì họ đánh cắp nhãn hiệu của mình, cần phải có đơn bằng văn bản kèm với các tài liệu chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu trước và ổn định của mình cùng với việc đưa ra các căn cứ chứng minh nhãn hiệu người đó đang ký là đánh cắp của mình.

4.     Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp

Trong trường hợp có phản đối về dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng sẽ phải thẩm định lại về những vấn đề bị phản đối

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

 

 HÃNG LUẬT IMC

 

Điện thoại: 036.593.9999           

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interIMC.org.vn  

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…