Tư vấn sở hữu trí tuệ - Hợp đồng sở hữu công nghiệp

hợp đồng sở hữu công nghiệp

hợp đồng sở hữu công nghiệp

Trong quá trình sử dụng các đối tượng này, chủ sở hữu có quyền thực hiện việc chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp cho các chủ thể khác thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng.

Trong quá trình sử dụng các đối tượng này, chủ sở hữu có quyền thực hiện việc chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp cho các chủ thể khác thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng.

Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng của hợp đồng sử dụng là các tài sản trí tuệ, nội dung của hợp đồng sử dụng các đối tượng này không giống như các hợp đồng dân sự thông thường khác mà cần bao gồm những nội dung cụ thể sau:

- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

- Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng.

- Dạng hợp đồng.

- Phạm vi chuyển giao gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ.

- Thời hạn hợp đồng.

- Giá chuyển quyền sử dụng.

- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Các dạng của hợp đồng sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp:

Hợp đồng độc quyền là hình thức hợp đồng mà theo đó bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp ở phạm vi và trong một thời hạn nhất định do hai bên thoả thuận. Bên chuyển quyền không có quyền chuyển giao cho bên thứ ba và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền.

Hợp đồng không độc quyền là hình thức hợp đồng mà theo nội dung hợp đồng, ở phạm vi và trong một thời hạn chuyển giao quyền do hai bên thoả thuận, bên nhận không được độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp. Có nghĩa là bên giao quyền sử dụng vẫn có quyền sử dụng hoặc cho người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đã được chuyển giao.

Hợp đồng thứ cấp là hợp đồng mà theo đó thì bên chuyển giao quyền sử dụng chính là bên nhận trong một hợp đồng trước đó, nay được tiếp tục chuyển giao quyền sử dụng theo một hợp đồng khác (Điều 143 Luật SHTT).

Để chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền tiến hành đàm phán về nội dung hợp đồng và ký kết Hợp đồng bằng văn bản với nội dung và hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Sau đó tiến hành đăng ký hợp đồng chuyển giao với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký là thủ tục bắt buộc để Hợp đồng chuyển giao có hiệu lực pháp lý. Việc ký kết hợp đồng chuyển giao mà không đăng ký thì không được pháp luật thừa nhận (khoản 1,2 điều 148 Luật SHTT).

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

 

 HÃNG LUẬT IMC

 

Điện thoại: 036.593.9999           

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interIMC.org.vn  

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…