Luật sư riêng - Tư vấn pháp luật về lập di chúc

Tư vấn pháp luật về lập di chúc

Tư vấn pháp luật về lập di chúc

Hãng Luật IMC chúng tôi – một hãng luật uy tín trong cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật. Bằng kinh nghiệm thực tế tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực thừa kế và di chúc xin tư vấn những kiến thức khát quát nhất về di chúc để bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này.

 

Khi sự nghiệp chúng ta còn đang ở đỉnh cao, sức khỏe còn dồi dào, tâm trí còn minh mẫn vậy tại sao chúng ta không nghĩ đến việc lập di chúc? Không ai mong muốn nhưng dù ta đã già hay còn trẻ thì ta cũng không thể biết được sự đường đột của tạo hóa mang ta đi. Nhưng chúng ta hoàn toan có thể lường trước được những việc chúng ta chăng chối khi chết. Chúng ta sẽ được ma chay đàng hoàng, chôn cất tử tế; tài sản để lại được giao cho đúng người mà chúng ta muốn giao phó, biết bảo quản, duy trì và phát triển nó ; Con cái chúng ta được an toàn về tài chính để có thể học hành tới nơi tới chốn, được thành đạt nếu chúng ta sớm lập di chúc khi còn minh mẫn. Hãng Luật IMC chúng tôi – một hãng luật uy tín trong cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật. Bằng kinh nghiệm thực tế tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực thừa kế và di chúc xin tư vấn những kiến thức khát quát nhất về di chúc để bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời. Thực chất di chúc là hình thức thể hiện quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời. Chính vì vậy Bản di chúc chỉ có hiệu lực pháp lý khi người lập di chúc qua đời.

  1. Điều kiện di chúc có hiệu lực.

Theo Điều 652, Bộ luật dân sự năm 2005, di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Điều kiện về nhận thức của người lập di chúc, khi lập di chúc người lập di chúc phải trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; Nếu người lập di chúc  bị mắc một số bệnh làm mất khả năng nhận thức, bị đe dọa, lừa dối… thì bản di chúc này sẽ bị vô hiệu.

-  Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Người để lại di sản thừa kế chỉ được quyền định đoạt những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho người khác.

- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

-  Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định về điều kiện sức khỏe cũng như nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

- Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

  1. Điều kiện về người nhận di sản.

Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự, người nhận di sản phải không nằm trong các trường hợp sau:

-    Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

-    Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

-    Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

-    Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, nếu người lập di chúc đã biết về hành vi của những người thuộc các trường hợp trên mà vẫn giữ nguyên ý định để lại di sản cho người đó thì người đó vẫn được quyền nhận thừa kế.

  1. Nội dung của di chúc.

Nếu di chúc được lập thành văn bản, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 652 và Điều 653 BLDS, di chúc hợp pháp phải bao gồm các nội dung sau:

-    Ngày tháng năm lập di chúc;

-    Thông tin cá nhân (họ tên, nơi cư trú,…) của cá nhân lập di chúc và cá nhân/tổ chức được hưởng di sản;

-    Di sản để lại và nơi có di sản;

-    Chỉ định các nghĩa vụ và người thực hiện nghĩa vụ nếu có.

-    Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

  1. Hiệu lực của di chúc.

Theo quy định tại Điều 667 Bộ luật dân sự:

-    Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế;

-    Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau: Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

-    Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

-    Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.

-    Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là những tư vấn của Hãng luật IMC chúng tôi về vấn đề pháp luật trong lập di chúc

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

 HÃNG LUẬT IMC

Hãng luật IMC

Điện thoại: 036.593.9999           

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…