Pháp luật dân sự - Các trường hợp trả lại đơn khởi kiện

Pháp luật dân sự - Các trường hợp trả lại đơn khởi kiện
Khởi kiện vốn được coi là giai đoạn quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án dân sự. Người khởi kiện phải nộp đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cư 1lien6 quan tại Tòa án sau khi thụ lý đơn Tòa sẽ xem xét tiếp tục giải quyết vụ án hay trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

 

Sau đây, Hãng luật IMC xin tư vấn cho quý khách nội dung pháp lý về các trường hợp trả lại đơn kiện dân sự

Cơ sở pháp lý: Bộ luật Tố tụng Dân sự

                      Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP

Nội dung tư vấn:

Sau khi thụ lý đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét đơn nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, điều 168, Bộ luật Tố tụng Dân sự thì sẽ trả lại đơn kiện. Cụ thể là các trường hợp sau:

               - Thời hiệu khởi kiện đã hết;

               -  Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

              -  Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

              -  Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không đến Toà án làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

              -  Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;

              -  Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Ngoài ra tại khoản 2, điều 169, Bộ luật Tố tụng Dân sự cũng quy định thêm một trường hợp trả lại đơn khởi kiện khác với các trường hợp Tòa án đã yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nhưng người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án.

Điều 8, Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTPđã có các hướng dẫn thi hành chi tiết về vấn đề này.

           Thứ nhất, Người khởi kiện không có quyền khởi kiện là người không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 161 và Điều 162 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 2 và Điều 3 của Nghị quyết này.

Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự là người không có khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 57 của BLTTDS.

           Thứ hai, Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp các đương sự có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện (kể cả quy định về hình thức, nội dung đơn kiện), nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.

            Thứ ba, Khi xác định điều kiện khởi kiện vụ án dân sự mà đối tượng khởi kiện là quyền sử dụng đất thì thực hiện như sau:

    - Đối với tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 135 của Luật Đất đai.

     - Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của BLTTDS.

           Thứ tư, Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án là trường hợp không thuộc một trong các tranh chấp quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của BLTTDS.

            Thứ năm, Việc trả lại đơn khởi kiện phải được Toà án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp biết; trong đó cần ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện thuộc trường hợp nào quy định tại khoản 1 Điều 168 của BLTTDS. Thông báo này có thể được giao trực tiếp hoặc gửi cho người khởi kiện qua bưu điện. Việc giao hoặc gửi thông báo này phải có sổ theo dõi.

             Thứ sáu, Khoản 1 Điều 168 của BLTTDS đã bỏ căn cứ trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, vì vậy, Toà án không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện.

Trường hợp trước đây, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại, thì Toà án thụ lý vụ việc và đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí nếu không thuộc diện được miễn theo quy định pháp luật.

Trường hợp đã có bản án, quyết định của Toà án bác yêu cầu hoặc đình chỉ vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, thì Toà án căn cứ điểm b khoản 1 Điều 168 của BLTTDS để trả lại đơn khởi kiện và giải thích cho họ biết họ có quyền làm đơn đề nghị xem xét vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định nêu trên.

            Thứ bảy, Người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 168 và các điểm c, e, g khoản 1 Điều 192 của BLTTDS và các văn bản pháp luật có quy định.

"Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” quy định tại điểm d khoản 3 Điều 168 của BLTTDS là các trường hợp trong BLTTDS chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trên đây là các ý kiến tư vấn của Hãng luật IMC chúng tôi về vấn đề các trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo pháp luật tố tụng dân sự. Hy vọng ý kiến tư vấn của chúng tôi có thể giúp làm sáng tỏ vấn đề mà bạn đang quan tâm.

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Hãng luật IMC

Điện thoại: 036.593.9999

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…