Tư vấn luật dân sự - Trách nhiệm dân sự phát sinh do vi phạm hợp đồng

Trách nhiệm dân sự do vi phạm hơp đồng

Trách nhiệm dân sự do vi phạm hơp đồng

TNDS do vi phạm hợp đồng ( hay TNDS trong hợp đồng là TNDS phát sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng, vậy những đặc điểm của trách nhiệm dân sự và điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là gì? IMC xin tư vấn Giúp quý khách như sau:
1. Khái niệm và đặc điểm về trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng ( hay Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là Trách nhiệm dân sự phát sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng).

Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì sẽ phát sinh Trách nhiệm dân sự với người có quyền theo quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, nếu sự vi phạm này chưa gây thiệt hại, thì người vi phạm chỉ có trach nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ. Mặt khác, nếu vi phạm nghĩa vụ đã gây ra một thiệt hại cho người bị vi phạm, thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì vậy, tùy thuộc vào tính chất, hậu quả của sự vi phạm mà TNDS do vi phạm hợp đồng sẽ là trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ( nếu đã gây thiệt hại), và có thể là trách nhiệm phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận.

- Thứ nhất: Trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng

Trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng là khi người có nghĩa vụ không thực hiện,thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ

Với trách nhiệm này, người vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên kia. Nếu bên có quyền đã yêu cầu mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện, thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng những biện pháp cưỡng chế buộc bên kia phải thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng

Loại trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng bao gồm:

  • Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật ( Điều 303 Luật dân sự năm 2005)
  • Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiên một công việc ( Điều 304 Luật dân sự năm 2005)
  • Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiên nghĩa vụ dân sự ( Điều 305 Luật dân sự năm 2005)
  • Trách nhiệm dân sự do chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ dân sự ( Điều 306 Luật dân sự năm 2005)

- Thứ hai: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

  • Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm họp đồng trước tiên đó là giữa bên gây thiệt hại  và bên bị thiệt hại có quan hệ hợp đồng hợp pháp
  • Nội dung của trách nhiệm phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng chỉ giới hanjtrong phạm vi những thiệt hại thực tế và những thiệt hại đó có thể tiên liệu được vào thời điểm ký hợp đồng
  • Lỗi là một trong những điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, nhưng không phân biệt hình thức lỗi là cố ý hay vô ý vì mức độ bồi thường không phân hóa theo hình thức lỗi như trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  • Thực hiện xong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng không đương nhiên làm chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa các bên

- Thứ ba: Trách nhiệm thực hiện phạt vi phạm khi có thỏa thuận

Trách nhiệm thực hiện phạt vi phạm khi có thỏa thuận được quy định tại Điều 422 Luật dân sự năm 2005

2. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi hành vi vi phạm hợp đồng dân sự đã gây ra một thiệt hại. Mặt khác một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân do vi phạm hợp đồng khi họ có lỗi. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cần dựa trên các cơ sở:

  • Có hành vi vi phạm hợp đồng
  • Có thiệt hại xảy ra
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra
  • Người vi phạm hợp đồng có lỗi

Thứ nhất: Có hành vi vi phạm hợp đồng

Nội dung của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. chính vì vậy, về nguyên tắc hành vi thực hiện không đúng, không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng do các bên đã cam kết, thỏa thuận hay dựa trên quy định của pháp luật thì khi đó hành vi đó sẽ bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hành vi vi phạm hợp đồng không bị coi là trái pháp luật. Vì vậy, họ sẽ không phải bồi thường thiệt hại:

  • Nghĩa vụ trong hợp đồng không được thực hiện hoàn toàn do lỗi của bên có quyền
  • Nghĩa vụ trong hợp đồng không thực hiện được do sự kienj bất khả kháng. Một sự kiện chỉ được coi là bất khả kháng nếu đó là sự kiện khách quan làm cho người có nghĩa theo quy định của hợp đồng không biết trước và cũng không thể tránh được và họ không thể khắc phục khó khăn do sự kiện đó gây ra dù rằng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép

Thứ hai: Có thiệt hại xảy ra trong thực tế

Nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là việc người có nghĩa vụ trong hợp đồng phải bù đắp cho phía bên kia trong hợp đồng những tổn thất vât chất mà mình đã gây ra do việc vi phạm hợp đồng.vì vậy, việc xác định có thiệt hại xảy ra hay không? Thiệt hại là bao nhiêu một việc hết sức cần thiết và quan trọng khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Thiệt hại là sự biến đổi theo hướng xấu đi trong tìa sản cảu một người thể hiện ở tổn thất thực tế tính được thành tiền mà người đó phải gánh chịu

Trong thực tế, thiệt hại xảy ra do vi phạm hợp đồng  thường sẽ là: những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút về tài sản, chi phí mà bên bị phạm trong hợp đồngphải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do bên vi phạm hợp đồng gây ra, những tổn thất thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

Về mặt lý luận, những thiệt hại nói trên thường được chia thành hai loại:

  • Những thiệt hại trực tiếp: là những thiệt hại đã xảy ra một cách khách quan trong thực tế mà mức thiệt hại dẽ dàng xác định được như:

+ Chi phía thực tế và hợp lý: là những khoản tiền hoặc những lợi ích vật chất khác mà bên bị thiệt hại phải bỏ ra ngoài dự định của mình để khắc phục những tình trạng xấu đi do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia gây ra;

+ Tài sản bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại: là sự giảm sút giá trị của một tài sản hoặc sự thiếu hụt về tài sản do người vi phạm hợp đồng gây ra

  • Những thiệt hại gián tiếp: được hiểu là những thiệt hại phải dựa trên sự tính toán khoa học mới xác định được mức đọ thiệt hại

Thứ ba: Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra

 Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, xét theo phép duy vật biện chứng là mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật hiện tượng. Trong khoa học pháp lý dân sự, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra được hiểu là giữa chúng có mối quan hệ nội tại, tất yếu. Trong đó, hành vi vi phạm là nguyên nhân, thiệt hại xảy ra là kết quả. Chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật, thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại

Đối chiếu với phân tích trên, nhận thấy rằng chỉ những thiệt hại phát sinh do hậu quả của việc vi phạm và có mối quan hệ nhân quả giữa sự vi phạm thực hiện hợp đồng và thiệt hại xảy ra thì mới được công nhận bồi thường

Thứ tư: Người vi phạm hợp đồng có lỗi

Theo khoản 1 Điều 308 quy định “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”

Từ đây có thể hiểu rằng nếu không có thỏa thuận hoặc pháp luật không có quy định khác thì chỉ khi nào người vi phạm hợp đồng có lỗi mới phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, về nguyên tắc, người đã được xác định nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thực hiện, thực hiện không đúng và không đầy đủ như quy định của hợp đồng đương nhiên bị coi là có lỗi. Khi đó, người không thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng sẽ không phải bồi thường thiệt hại nếu họ chứng minh được rằng thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên có quyền theo quy định trong hợp đồng

 

Dịch vụ luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp... trong lĩnh vực Dân sự:

-  Luật sư tư vấn pháp luật dân sự (hợp đồng giao dịch, thương mại, đất đai, hôn nhân gia đình...)

-  Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp dân sự (tranh chấp hợp đồng kinh tế, thương mại, chuyển nhượng, ly hôn, quyền nuôi con, thừa kế ...)

-  Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự

-  Luật sư tham gia tố tụng và giải quyết tranh chấp vụ án dân sự

-  Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án Dân sự tại Toà án

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Hãng luật IMC

Điện thoại: 0365.939999

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

 

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…