Làm sao để tránh tranh chấp trong hoạt động thương mại?
Cộng đồng kinh tế asean được thành lập vào 31/12/2016 và sắp tới đây 4/02/2016 Hiệp định TPP sẽ được kí kết, đây là những sự kiện trọng đại, bước ngoặt lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này dẫn đến một vấn đề đó là các doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với các tranh chấp thương mại với các chủ thể trong và ngoài nước. Hãng luật IMC xin tư vấn cho quý khách làm thế nào để tránh được các tranh chấp thương mại.
Như đã biết, tranh chấp thương mại được hiểu là những bất đồng, mâu thuẫn, xung đột lợi ích về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động thương mại. Như vậy, tránh xẩy ra tranh chấp tức là đồng nghĩa với việc tránh những xung đột lợi ích về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại. Vấn đề là tránh bằng cách nào? Câu trả lời có hai nội dung chính mà các chủ thể cần đặc biệt lưu ý, đó là: quan hệ hợp đồng và nghệ thuật xử lý tình huống khi xẩy ra mâu thuẫn có nguy cơ dẫn đến tranh chấp.
Thứ nhất, quan hệ hợp đồng:
Đây chính là tác nhân cơ bản dẫn đến tranh chấp trong hoạt động thương mại, mà chủ yếu thường xuất phát từ lý do các bên không có hợp đồng, hoặc hợp đồng không rõ ràng, cụ thể do đó trong quá trình hoạt động thương mại các bên không thống nhất được quan điểm với nhau, dẫn đến tranh chấp.
Đối với tác nhân này, để tránh tranh chấp, khi tham gia quan hệ hợp tác các chủ thể cần hiểu rõ, hợp đồng là căn cứ và là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên. Do đó, bất cứ một hoạt động thương mại nào phát sinh lợi nhuận cũng cần hoặc buộc phải có hợp đồng, và đó phải là một hợp đồng có giá trị. Ngoài ra, khi một bên được giao trách nhiệm soạn thảo hợp đồng thì bên còn lại trước khi ký kết hợp đồng cũng cần phải đọc và nắm rõ nội dung và điều khoản trong hợp đồng để tránh trường hợp sau này phát sinh tranh chấp do không đồng nhất quan điểm ngay từ ban đầu,…
Thứ hai, nghệ thuật xử lý tình huống khi xẩy ra mâu thuẫn có nguy cơ dẫn đến tranh chấp:
Có thể nói, yếu tố này phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng của chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn chính là việc trong trường hợp xẩy ra mâu thuẫn, khi giải quyết, một bên hoặc mỗi bên không nên chỉ chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình mà không để ý đến quyền lợi của bên kia đang hoặc có nguy cơ bị xâm phạm. Các bên hoặc một bên nên có ý thức trong việc giải quyết mâu thuẫn với mong muốn cả hai (hoặc nhiều bên) đều được đáp ứng về quyền lợi. Mặt khác, để tránh tranh chấp, khi xẩy ra mâu thuẫn, các bên trước hết cần có thiện chí giải quyết mâu thuẫn, tránh tạo căng thẳng cho nhau dẫn đến khó hoặc không thể giải quyết khi mâu thuẫn đã sâu sắc.
Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC Điện thoại: 0365.939999 Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội Email : bienpq@interimc.org.vn Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 13
Hôm nay : 1620
Tháng hiện tại : 83267
Tổng lượt truy cập : 12742894
Hôn nhân gia đình- Kết hôn - Thủ tục nhận con nuôi - Tìm cha mẹ cho con - Giám định xác định huyết thống - Đại diện ủy quyền
|
Tư vấn doanh nghiệp:- Thành lập doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn chuyển đổi, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp - Thu hồi nợ doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn, thực hiện giải quyết thuế doanh nghiệp - Đại diện ủy quyền |
Dịch vụ luật sư
|
Văn phòng luật sư, Hãng luật IMC
- Văn phòng tại Hà Nội
Hotline: 036.593.9999
Địa chỉ: Phòng 1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Văn phòng tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Phòng 1608, Tòa Nhà Bitexco, Đường 45 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Bản Đồ