Dịch vụ tư vấn sáp nhập và mua lại
Giới thiệu về M&A
I. Khái quát về M&A
M&A tên tiếng anh là Mergers and Acquisitions (tạm dịch là sáp nhập và mua lại). Như vậy có thể hiểu đơn giản M&A bao gồm hai hoạt động cơ bản là sát nhập và mua lại, và đối tượng chính của hoạt động M&A này là các công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Hoạt động M&A được hiểu là khi một công ty (tạm gọi là công ty A) mua lại 1 phần hoặc toàn bộ cổ phần (phần vốn góp) của công ty khác (tạm gọi là công ty B) để giành quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của công ty B.
Tuy nhiên trên thực tiễn diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau và vô cùng phức tạp chứ không chỉ gồm hai hoạt động kể trên. Vì thế trên thực tế đưa ra một định nghĩa chính xác nhất về M&A là tương đối khó khăn.
Về hoạt động sáp nhập và mua lại, pháp luật Việt Nam có quy định nhưng rải rác ở nhiều văn bản và trong những văn bản này cũng có những điểm không tương đồng, gây mâu thuẫn khi áp dụng trên thực tế.
- Trong Luật Doanh nghiệp : chỉ quy định về hợp nhất, sáp nhập, mua lại cổ phần tại các điều 152, 153 và 79). Theo đó phạm vi của hoạt động mua lại chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần thông qua hoạt động mua lại cổ phần theo điều 79, còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì không có quy định.
- Trong Luật đầu tư 2005 : M&A được hiểu dưới dạng hoạt động của các dự án đầu tư, theo đó nhà đầu tư nhượng lại một phần hoặc toàn bộ dự án cho nhà đầu tư khác.
- Trong Luật cạnh tranh : ngoài việc quy định về hoạt động hợp nhất và sáp nhập giống với Luật doanh nghiệp, trong Luật cạnh tranh đã có sự khác biệt khi quy định về hoạt động mua lại, theo đó không chỉ dừng lại ở việc mua cổ phần.
Nhưng nhìn chung pháp luật Việt Nam chưa đưa ra được định nghĩa chung về hoạt động M&A mà quy định nhỏ lẻ, rời rạc, tạo ra sự chồng chéo và mâu thuẫn trong các văn bản pháp lý.
II. Phân loại M&A
M&A có thể được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau và nhìn chung được phân thành 3 loại : M&A theo chiều ngang, M&A theo chiều dọc và M&A tổ hợp.
- M&A theo chiều ngang được hiểu là công ty A mua lại và sáp nhập với công ty B mà trong đó A và B hoạt động sản xuất kinh doanh cùng 1 sản phẩm. Mục đích của hoạt động này là để mở rộng thị phần, thị trường, tài sản, nguồn vốn và nguồn nhân lực.
- M&A theo chiều dọc : Là sự kết hợp giữa 2 hay nhiều công ty nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của công ty kết hợp trên chuỗi giá trị đó. Trong hoạt động này được chia thành hai loại nhỏ là tiến (forward) và lùi (backward). Đối với hoạt động tiến : A sáp nhập và mua lại B khi B là khách hàng của A. Đối với hoạt động lùi : A sáp nhập và mua lại B khi B là nhà cung cấp của A.
- M&A tổ hợp : bao gồm những kiểu sáp nhập và mua lại khác và chủ yếu chia thành 03 nhóm :
Tổ hợp thuần túy : A sáp nhập và mua lại B ; đồng thời giữa A và B không có mối quan hệ vào với nhau (không hoạt động trong cùng ngành nghề ;…)
Tổ hợp bành trướng về địa lý : A sáp nhập và mua lại B khi A và B hoạt động sản xuất kinh doanh cùng 1 loại sản phẩm nhưng tiêu thụ ở các thị trường khác nhau hoàn toàn về địa lý.
Tổ hợp đa dạng hóa sản phẩm : A sáp nhập và mua lại B khi mà A và B sản xuất ra các sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giống nhau.
III. Các phương thức thực hiện
Trên thực tế, hoạt động M&A được hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau cả công khai lẫn không công khai, cụ thể như : chào mua công khai ; lôi kéo cổ đông bất mãn ; thương lượng tự nguyện với Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) và Ban điều hành ; thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ; mua tài sản công ty.
1. Chào mua công khai :
Phương thức này được sử dụng trong trường hợp công ty A có ý định thâu tóm công ty B(mua loại toàn bộ công ty B). A sẽ tiến hành chào mua công khai với một mức giá nhất định đối với tất cả các cổ đông của công ty B. Nếu các cổ đông của công ty B đồng ý bán cho công ty A tới một tỷ lệ mà A có thể kiểm soát hoặc chi phối hoạt động sản xuất của B. Công ty A sau khi nắm giữ quyền sở hữu, có thể cơ cấu lại công ty B và bán dần cổ phần của công ty này ra công chúng. Trên thực tế, thông thường khi áp dụng phương thức này, công ty B là công ty yếu thế hơn so với công ty A, và bản chất khi thực hiện mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh.
2. Thương lượng tự nguyện :
Khi thực hiện phương thức này, ban quản trị và điều hành của hai công ty sẽ thương lượng với nhau và vụ sáp nhập mang tính chất thân thiện. Ngoài các cách thức chuyển nhượng cổ phiếu hay tài sản hoặc tiền mặt hoặc kết hợp tiền mặt và nợ, các công ty thực hiện sáp nhập thân thiện còn có thể chọn phương thức hoán đổi cổ phiếu để biến cổ đông của công ty này trở thành cổ đông của công ty kia và ngượng lại.
3. Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Ở trường hợp này, công ty A sẽ giải ngân để gom dần cổ phiếu của công ty B thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán ; hoặc mua lại các cổ đông chiến lược hiện hữu. Phương thức này đòi hỏi thời gian, đồng thời không được để lộ ý đồ thôn tính.
IV. Lợi ích của hoạt động M&A đem lại
Việc thực hiện hoạt động M&A về cơ bản sẽ mang lại hiệu quả và giá trị của công ty sau khi sáp nhập được nâng cao ; bao gồm :
- Giảm nhân viên : thông thường khi hai hay nhiều công ty sáp nhập lại đều có nhu cầm giảm nhân viên, nhất là những công việc như tài chính kế toán hay marketing… Việc giảm thiểu nhân viên một mặt giúp công ty tiết kiệm chi phí như về tiền lương, tiền thưởng,…. Nhưng đồng thời cũng yêu cầu tăng năng suất lao động.
- Đạt được hiệu quả dựa vào quy mô :Một doanh nghiệp lớn sẽ có ưu thế hơn khi tiến hành giao dịch hoặc đàm phán với các đối tác. Mặt khác, quy mô lớn cũng giúp doanh nghiệp đó giảm thiểu được các chi phí phát sinh không cần thiết.
- Trang bị công nghệ mới: Để duy trì lợi thế cạnh tranh, bản thân các công ty luôn cần sự đầu tư về kỹ thuật và công nghệ để vượt qua các đối thủ khác. Thông qua việc Mua bán hoặc Sáp nhập, các công ty có thể chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cho nhau, từ đó, công ty mới có thể tận dụng công nghệ được chuyển giao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
- Tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành:Một trong những mục tiêu của Mua bán & Sáp nhập là nhằm mở rộng thị trường mới, tăng trưởng doanh thu và thu nhập. Sáp nhập cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối. Bên cạnh đó, vị thế của công ty mới sau khi Sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt cộng đồng đầu tư: công ty lớn hơn có lợi thế hơn và có khả năng tăng vốn dễ dàng hơn một công ty nhỏ.
V. Hậu quả của hoạt động M&A
Sau khi thực hiện xong hoạt động M&A, về cơ bản sẽ đem lại những hậu quả sau :
- Về thuế & khoản nợ : công ty B sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền nhận được từ phía công ty A sau vụ sáp nhập và số tiền nộp thuế là khá lớn. Đồng thời công ty A cũng phải chịu khoản thuế chuyển nhượng tài sản đối với tài sản mình đã mua (công ty B). Thêm nữa, khoản nợ của công ty B sẽ được tính vào tài sản của công ty, nên khi công ty A tiếp quản thì cũng phải có nghĩa vụ với toàn bộ nghĩa vụ nợ của cong ty B.
Ví dụ :Công ty quản lý quỹ Blackstone khi mua lại Tập đoàn khách sạn Hilton Hotels đã chi khoản tiền 26 tỷ USD trong đó 20 tỷ USD để mua 421 cổ phiếu của Hilton Hotels, và 6 tỷ USD còn lại dùng để thanh toán nợ của Hilton Hotels.
- Lợi ích cổ đông : thông thường sau khi thực hiện xong hoạt động M&A, các cổ đông của công ty mục tiêu sẽ được nhận một khoản tiền hoặc có lợi ích nhưng điều cần lưu ý ở đây là điều đó chỉ xảy ra với những cổ đông lớn, còn lợi ích của những cổ đông nhỏ thường không được để ý tới dẫn đến xảy ra những bất lợi dành cho họ.
- Người lao động : sau khi M&A, phần nhiều sẽ thực hiện việc giảm nhân viên, điều này sẽ khiến các lao động bị giảm dẫn đến tình trạng thất nghiệp, ảnh hưởng tới cuộc sống và thu nhập của người lao động.
Ngoài ra còn có những hậu quả về cơ cấu tổ chức, ban điều hành, văn hóa công ty, thương hiệu trên thị trường,….
VI. Quy trình thực hiện :
Các bước thực hiện vụ M&A bao gồm :
- Giai đoạn khởi động và nghiên cứu khả thi
- Giai đoạn đàm phán và ký kết hợp đồng
- Phê duyệt của các cơ quan chức năng
- Giai đoạn thực hiện.
VII. Tổng quan M&A ở Việt Nam trong những năm qua
Hoạt động M&A của Việt Nam từ năm 2003 đến nay diễn ra khá mạnh mẽ theo đó năm 2007 và 2008, số vụ M&A không nhiều như năm 2009 hay 2010 nhưng giá trị giao dịch là rất lớn : 2007 – 108 vụ - giá trị 1.719 tỷ USD; 2008 – 146 vụ - giá trị 1.009 tỷ USD (theo báo cáo các thương vụ M&A của công ty truyền thông Stox 2011)
Tuy nhiên theo báo cáo M&A, thị trường M&A của Việt Nam năm 2012 suy giảm đáng kể so với năm 2011. Tổng cộng có 157 thương vụ thành công trong khoảng thời gian từ 1/1/2012 tới 31/12/2012 với tổng giá trị đạt trên 4,9 tỷ USD (năm 2011 là 267 thương vụ, tổng trị giá 6,3 tỷ USD). Trong khi thị trường M&A không còn nóng như năm 2011, hoạt động M&A của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm qua vẫn rất sôi động với tổng giá trị đạt 3,5 tỷ USD, chiếm hơn 70% quy mô toàn thị trường.
Mặc dù dòng vốn đầu tư M&A từ Pháp vào Việt Nam trong năm qua lên tới 1,3 tỷ USD (một con số cao bất thường), điều này không hề phản ánh một xu hướng M&A mới từ Pháp do chỉ có 3 thương vụ thành công và đều liên quan tới thương vụ chuyển nhượng các lô dầu khí và đường ống dẫn dầu Nam Côn Sơn của ConocoPhillips cho Parenco (Pháp). Thay vào đó, chúng tôi quan sát thấy một làn sóng M&A mới đến từ các nước trong khu vực ASEAN vào Việt Nam với 15 thương vụ, tổng trị giá 634,4 triệu USD. Nhật Bản vẫn là nước dẫn đầu về tổng giá trị và số lượng các thương vụ. Trong khi các doanh nghiệp Nhật Bản thường tiến hành các thương vụ đầu tư vốn cổ phần thiểu số hay thâm nhập vào các thị trường ngách, thì các tập đoàn lớn của ASEAN có xu hướng thâu tóm cổ phần chi phối trong ngành vật liệu xây dựng và cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Thị trường M&A Việt Nam năm 2012 và đầu năm 2013 đáng lẽ đã phải diễn ra sôi động hơn trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp nội địa đang gặp khó khăn về tài chính do suy thoái kinh tế, đòn bẩy tài chính cao làm tăng lãi suất chiết khấu. Các doanh nghiệp nội địa này bị định giá thấp là cơ hội rõ ràng cho nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh dòng vốn M&A vào Việt Nam. Tuy nhiên thực tế do những bất ổn về vĩ mô năm qua đã tạo nên rào cản chính khiến cho nhiều thương vụ bị hủy hoặc trì hoãn.
Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC
Điện thoại: 0365.939999
Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Email : bienpq@interimc.org.vn
Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật
IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…
Tác giả bài viết: Ths.Ls. Phạm Quang Biên
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 8
Hôm nay : 1444
Tháng hiện tại : 83091
Tổng lượt truy cập : 12742718
Hôn nhân gia đình- Kết hôn - Thủ tục nhận con nuôi - Tìm cha mẹ cho con - Giám định xác định huyết thống - Đại diện ủy quyền
|
Tư vấn doanh nghiệp:- Thành lập doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn chuyển đổi, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp - Thu hồi nợ doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn, thực hiện giải quyết thuế doanh nghiệp - Đại diện ủy quyền |
Dịch vụ luật sư
|
Văn phòng luật sư, Hãng luật IMC
- Văn phòng tại Hà Nội
Hotline: 036.593.9999
Địa chỉ: Phòng 1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Văn phòng tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Phòng 1608, Tòa Nhà Bitexco, Đường 45 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Bản Đồ