Chồng lấn quyền sở hữu trí tuệ
Một sản phẩm sáng tạo có thể được bảo hộ dưới nhiều hình thức khác nhau của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) do đó có thể dẫn đến hiện tượng chồng lấn và xung đột về quyền trong việc bảo hộ các đối tượng của SHTT. Ví dụ: tên doanh nghiệp được pháp luật SHTT bảo hộ về quyền về tên thương mại.
Nhưng trong rất nhiều trường hợp, doanh nghiệp lấy chính tên doanh nghiệp và logo của doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc bảo hộ như một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Trong trường hợp này vì các dấu hiệu trên dù được bảo hộ theo các đối tượng khác nhau của quyền SHTT nhưng thuộc sở hữu của một doanh nghiệp duy nhất nên đã tạo ra hiện tượng “chồng lấn” trong việc bảo hộ quyền SHTT.
Nguyên nhân của hiện tượng “chồng lấn” trong việc bảo hộ quyền SHTT là sự giao thoa của việc mở rộng các đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa quyền SHTT. Đi kèm theo đó là sự phản hồi lại từ sự phát triển cao trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị, pháp lý và khoa học của một nền kinh tế toàn cầu ngày nay.
Về cơ bản, sự chồng lấn trong việc bảo hộ quyền SHTT xảy ra trong những tình huống sau:
- Chồng lấn về các đối tượng được bảo hộ
- Chồng lấn về bản chất của quyền SHTT
- Chồng lấn về các nguyên tắc pháp lý, nghĩa là có sự thống nhất, hòa nhập của các quy định, nguyên tắc pháp lý SHTT ở hai cấp độ: luật quốc gia và luật quốc tế.
Từ các loại chồng lấn cơ bản trên, dẫn đến những tình huống chồng lấn cụ thể như sau: Giữa nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) với bản quyền; giữa sáng chế với bản quyền; giữa sáng chế với NHHH; giữa sáng chế, bản quyền, NHHH; giữa NHHH và tên miền; giữa bản quyền và kiểu dáng công nghiệp (KDCN); giữa KDCN và NHHH; giữa bản quyền, NHHH, KDCN; giữa giống cây trồng mới và sáng chế; giữa sáng chế và bí mật thương mại; giữa giống cây trồng mới và bí mật thương mại; giữa giống cây trồng mới, bí mật thương mại, sáng chế….
Việc hiện tượng “chồng lấn” trong bảo hộ các quyền SHTT là một điều khó tránh khỏi. Điều này gây thiệt hại không ít cho các chủ thể sở hữu quyền, chủ thể quyền SHTT, các bên tham gia tố tụng . Hiện tượng “chồng lấn” đòi hỏi việc thiết lập các nguyên tắc, quy định mới để giải quyết vấn đề chồng lấn trong bảo vệ quyền SHTT. Đồng thời gây khó khăn cho các cơ quan thực thi trong việc giải quyết các vụ việc về SHTT có yếu tố chồng lấn.
Để hạn chế, giảm thiểu và giải quyết sự chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT có thể sử dụng kiến nghị sau:
- Xác lập những ranh giới bảo hộ thích đáng giữa các quyền SHTT khác nhau
- Về việc áp dụng các quyền SHTT có thể lựa chọn sử dụng đồng thời hoặc quyền nối tiếp quyền
- Xác định các nguyên tắc về lựa chọn quyền
- Các tổ chức, cá nhân khi đặt tên riêng cho doanh nghiệp hoặc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm của riêng mình cần có kiến thức nhất định về SHTT và nên xác định các khả năng bảo hộ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 23
Hôm nay : 1743
Tháng hiện tại : 83390
Tổng lượt truy cập : 12743017
Hôn nhân gia đình- Kết hôn - Thủ tục nhận con nuôi - Tìm cha mẹ cho con - Giám định xác định huyết thống - Đại diện ủy quyền
|
Tư vấn doanh nghiệp:- Thành lập doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn chuyển đổi, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp - Thu hồi nợ doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn, thực hiện giải quyết thuế doanh nghiệp - Đại diện ủy quyền |
Dịch vụ luật sư
|
Văn phòng luật sư, Hãng luật IMC
- Văn phòng tại Hà Nội
Hotline: 036.593.9999
Địa chỉ: Phòng 1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Văn phòng tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Phòng 1608, Tòa Nhà Bitexco, Đường 45 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Bản Đồ