trưng cầu, giám định sở hữu trí tuệ
Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ và chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Mục đích của việc giám định là làm rõ tình trạng pháp lý của đối tượng sở hữu trí tuệ có liên quan, so sánh các đối tượng sở hữu công nghiệp có dấu hiệu nghi ngờ vi phạm tới đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và phạm vi bảo hộ để làm căn cứ cho việc đánh giá, kết luận về tình trạng có sự vi phạm, xâm phạm quyền hay không.
1. Ai có quyền trưng cầu, yêu cầu giám định về sở hữu công nghiệp
· Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý vi xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp (quy định tại Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ) có quyền trưng cầu giám định khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.
· Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp bao gồm: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp; Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.
· Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định sở hữu công nghiệp thực hiện giám định.
2. Đơn giám định
Đơn giám định phải có đầy đủ các tài liệu, mẫu vật sau đây:
(i) Văn bản thể hiện yêu cầu giám định (Quyết định trưng cầu giám định/Tờ khai yêu cầu giám định), trong đó có các thông tin về người yêu cầu / trưng cầu; đối tượng giám định; mục đích, nội dung và các yêu cầu cụ thể khác về việc giám định;
(ii) Tài liệu thể hiện căn cứ phát sinh/ xác lập quyền sở hữu công nghiệp (Văn bằng bảo hộ - Đăng ký quốc tế nhãn hiệu);
(iii) Tài liệu, Mẫu vật thể hiện đối tượng giám định (tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ, hợp đồng giao dịch, tài liệu quảng cáo..., vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì … có chứa/mang đối tượng giám định);
(iv) Hợp đồng dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp;
(v) Chứng từ nộp phí giám định;
(vi) Giấy ủy quyền (nếu Đơn giám định được nộp thông qua đại diện).
Ngoài ra, Đơn có thể có các tài liệu khác nếu cần thiết cho việc giám định (tài liệu diễn giải lập luận của các bên liên quan; quyết định giải quyết vụ việc tương tự của các cơ quan có thẩm quyền; các thông tin hữu ích cho việc xem xét, đánh giá khi giám định; các kết quả kiểm nghiệm, đo lường...).
3. Nội dung giám định
Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp gồm:
1. Xác định tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, phạm vi quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ.
2. Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại
3. Xác định các yếu tố xâm phạm quyền, sản phẩm/dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để xác định giá trị của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ, đối tượng xâm phạm.
4. Xác định khả năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm, hàng hóa xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm.
5. Các tình tiết khác của các vụ tranh chấp, xâm phạm cần làm rõ.
4. Thủ tục trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
Việc trưng cầu giám định SHCN phải tuân theo các thủ tục sau:
1. Việc trưng cầu giám định phải lập thành văn bản
2. Văn bản trưng cầu giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
3. Tên, địa chỉ cơ quan trưng cầu giám định; tên, chức vụ người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
4. Tên, địa chỉ của tổ chức giám định hoặc giám định viên;
5. Đối tượng, nội dung cần giám định;
6. Các chứng cứ, tài liệu, hiện vật có liên quan;
7. Thời hạn trả kết luận giám định (Diều 45 Nghịđịnh105/2006/NĐ-CP)
Việc yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp phải theo các thủ tục sau:
1. .Việc trưng cầu giám định phải lập thành văn bản.
2. Văn bản trưng cầu giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ cơ quan trưng cầu giám định; tên, chức vụ người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
- Tên, địa chỉ của tổ chức giám định hoặc giám định viên;
- Đối tượng, nội dung cần giám định;
- Các chứng cứ, tài liệu, hiện vật có liên quan;
- Thời hạn trả kết luận giám định (Điều 45 Nghị định105/2006/NĐ-CP)
5. Sản phẩm giám định
Văn bản kết luận giám định gồm các nội dung sau:
1. Văn bản kết luận giám định được coi là một nguồn chứng cứ để giải quyết vụ việc.
2. Văn bản kết luận giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của tổ chức giám định, giám địnhviên.
- Tên, địa chỉ của cơ quan trưng cầu giám định hoặc tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định.
- Đối tượng, nội dung, phạm vi giám định.
- Phương pháp thực hiện giám định.
- Kết luận giám định.
- Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành giám định.
3. Văn bản kết luận giám định phải có chữ ký của giám định viên thực hiện giám định. Trong trường hợp tổ chức giám định thì đồng thời phải có chữ ký của giám định viên thực hiện giám định và người đứng đầu tổ chức giám định và đóng dấu của tổ chức đó (Điều 51Nghị định105/NĐ-CP).
6. Thời hạn giám định
Thời hạn giám định tiêu chuẩn (tương ứng với mức phí ghi trong Biểu giá dịch vụ giám định) là 02 tháng đối với giám định sáng chế; 01 tháng đối với giám định thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.
Rút ngắn, kéo dài thời hạn giám định
Người yêu cầu giám định có thể đề nghị rút ngắn thời hạn giám định với điều kiện phải nộp thêm phí giám định nhanh. Viện KHSHTT có thể đề nghị kéo dài thời hạn giám định. Thời hạn đã được hai Bên thống nhất được ghi vào Hợp đồng giám định.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 22
Hôm nay : 1654
Tháng hiện tại : 83301
Tổng lượt truy cập : 12742928
Hôn nhân gia đình- Kết hôn - Thủ tục nhận con nuôi - Tìm cha mẹ cho con - Giám định xác định huyết thống - Đại diện ủy quyền
|
Tư vấn doanh nghiệp:- Thành lập doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn chuyển đổi, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp - Thu hồi nợ doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn, thực hiện giải quyết thuế doanh nghiệp - Đại diện ủy quyền |
Dịch vụ luật sư
|
Văn phòng luật sư, Hãng luật IMC
- Văn phòng tại Hà Nội
Hotline: 036.593.9999
Địa chỉ: Phòng 1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Văn phòng tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Phòng 1608, Tòa Nhà Bitexco, Đường 45 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Bản Đồ