• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Tư vấn luật » Sở hữu trí tuệ

Tư vấn sở hữu trí tuệ - Tư vấn bảo hộ quyền đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Thứ tư - 28/10/2015 11:32
bảo hộ quyền tác giả

bảo hộ quyền tác giả

Đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một việc làm cần thiết để bảo vệ những tài sản trí tuệ của chủ sở hữu trước những hành vi xâm phạm ngày càng nhiều.

 

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chúng tôi tư vấn pháp luật và phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ và xử lý có hiệu quả các vi phạm quyền nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả, sáng chế hữu ích để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các khách hàng.

 

Cơ sở pháp lý: Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 

Nghị định số 100/2006/NĐ-CP (21/09/2006) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự,Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan

 

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: Biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm. Theo điều 14, Luật Sở hữu trí tuệ thì tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được coi là một trong những đối tượng của việc bảo hộ quyền tác giả.

Để bảo hộ cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, Việt Nam đã áp dụng nhiều công ước quốc tế. Trước hết phải kể đến công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Đây là công ước quốc tế đầu tiên về bảo vệ quyền tác giả. Công ước đặt ra ba nguyên tắc cơ bản, bao gồm: nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc bảo hộ đương nhiên, nguyên tắc bảo hộ độc lập và một loạt các quy định xác định sự bảo hộ tối thiểu cũng như các quy định đặc biệt dành cho các nước phát triển. Ngoài ra, là công ước UCC “Công ước toàn cầu về bản quyền” (1971), Hiệp ước WCT “Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả” (1996).

     Trong pháp luật Việt Nam, văn bản pháp lý cao nhất về bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005, và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009. Ngoài ra, là một số các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thực thi, đó là: Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 về thực thi một số điều trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định 47/2009/NĐ-CP ngày 13/05/2009 “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan”

1. Điều kiện bảo hộ:

 Một sản phẩm lao động trí tuệ được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng khi thỏa mãn hai điều kiện sau đây:

a) Tính sáng tạo: Tính sáng tạo hay là tính nguyên gốc là tác phẩm được tác giả sáng tạo ra một cách trực tiếp, tạo ra lần đầu tiên, độc lập và không sao chép từ tác phẩm của người khác.

b) Được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định: tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sẽ không được bảo hộ nếu nó thể hiện dưới dạng một ý tưởng, mà phải được định hình dưới dạng vật chất nhất định (hay còn gọi là vật chất hóa) như được chạm khắc trên tủ, vẽ  hoặc in trên bao bì, tạo hình trên đồ gốm…

Thỏa mãn được hai điều kiện trên, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ tự động.

 2. Cơ chế bảo hộ:

   Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả, và đăng kí bảo hộ tại Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch.

    Quyền tác giả thì không nhất thiết phải đăng kí tức là không phụ thuộc vào thủ tục nào vì nó tự động phát sinh khi tác phẩm được định hình bằng bất kì phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị.

    Cơ chế quyền tác giả có nghĩa là cơ chế bảo hộ về mặt hình thức, không bảo hộ về mặt nội dung, có thể làm theo được.

3. Thủ tục đăng kí bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
b) Tác phẩm cần đăng ký (2 bản) và giải trình về tác phẩm (2 bản)
c) Biên bản cam đoan của tác giả
d) Biên bản giao việc trong trường hợp tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tạo ra trên cơ sở giao việc
e) Giấy uỷ quyền nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền
f) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền

4.  Các thủ tục chúng tôi tiến hành

- Đại diện trên Cục bản quyền tiến hành thủ tục bảo hộ bản quyền;

- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Cục bản quyền tác giả;

- Nhận kết quả là văn bằng bảo hộ quyền tác giả;

- Khiếu nại quyết định từ chối bảo hộ (Nếu có)

- Công chứng giấy tờ cho bạn để tiến hành thủ tục tiếp theo;

- Đại diện nhận văn bằng bảo hộ;

 

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

 HÃNG LUẬT IMC

 

Điện thoại: 036.593.9999           

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interIMC.org.vn  

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 1450

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 83097

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12742724

Fanpage IMCLAW