• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Tư vấn luật » Tư vấn đầu tư

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Thứ ba - 08/04/2014 10:36
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Luật doanh nghiệp là luật đầu tư được Quốc Hội thông qua năm 2005 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Đặc biệt đối với các cá nhân tổ chức nước ngoài muốn đầu tư tại Việt Nam theo hình thức trực tiếp là thành lập doanh nghiệp thì cần lưu những vấn đề sau:
 
1. Hình thức đầu tư:
Nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện đầu tư tại Việt Nam theo các hình thức sau:
 a) Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Được gọi tắt là Hợp đồng BCC, là hình thức đầu tư được ký 
giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập 
pháp nhân.
 b) Doanh nghiệp liên doanh: Là một Pháp nhân được thành lập dựa trên Hợp đồng liên doanh giữa 
một bên là pháp nhân hoặc cá nhân Việt Nam và một bên là pháp nhân hoặc cá nhân Nước ngoài.
 c) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là một Pháp nhân được thành lập với phần vốn góp đầu 
tư toàn bộ của Nhà đầu tư nước ngoài (có thể là 01 cá nhân hoặc một tổ chức).
2. Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 - Luật Doanh nghiệp năm 
2005. 
3. Địa chỉ doanh nghiệp: Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh 
nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngừ phố) hoặc Tên 
xóm, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xó, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số 
điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ 
đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư thì trụ sở của doanh nghiệp phải được 
chứng minh bằng hợp đồng thuê có công chứng tại Phòng Công ChứnG trong hồ sơ đăng ký thành lập. Nếu 
trụ sở doanh nghiệp thuê của các Công ty kinh doanh Bất động sản thì các bên có thể ký Hợp đồng với nhau 
nhưng phải cung cấp kèm theo hồ sơ pháp lý của Tòa nhà và Giấy phép hoạt động của Công ty BĐS đó.
4. Ngành nghề đăng ký kinh doanh:
Quý vị cần tham khảo ngành nghề và mã ngành trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam theo Quyết định 
số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng chính phủ để ghi vào hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Để biết được chi tiết các ngành nghề theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg, quý vị có thể tham khảo thêm Quyết 
định 337/2007/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quý vị cần tham khảo tại Biểu Cam kết WTO – Biểu cam 
kết cụ thể về dịch vụ (danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo Điều II). Biểu Cam kết quy định tất cả các 
ngành và các phân ngành cho phép các Doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương 
mại tại Việt Nam 
Quý vị có thể xem các Quyết định trên tại website của Sở Kế hoạch và Đầu tư môc tiếng Việt/Văn bản pháp 
quy về đăng ký kinh doanh/Luật Doanh nghiệp, Nghị định và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Lưu ý: Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg và Quyết định 337/2007/QĐ-BKH chỉ quy định chung những lĩnh vực 
được kinh doanh, không quy định chi tiết các công đoạn của quá trình sản xuất hoặc các loại hàng hóa có 
thể.
5. Vốn điều lệ - Vốn pháp định:
-Vốn điều lệ:là tổng số vốn đăng ký của tất cả các thành viên cùng đóng góp. Vốn có thể là hiện kim (tiền 
Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ đó được qui đổi sang tiền Việt Nam), tài sản khác. Nếu có tài sản khác thì 
phải kèm theo bảng kê khai từng loại tài sản khác, giá trị còn lại.
-Vốn pháp định: nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành phải đảm bảo vốn theo qui định thì phải ghi rõ vốn 
pháp định của ngành nghề đó và phải có xác nhận của ngân hàng thương mại về việc doanh nghiệp đó có 
đủ số vốn trên. 
Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bất kỳ ngành nghề đăng ký thuộc hay không thuộc danh 
mục ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì các Nhà đầu tư đăng ký thành lập Doanh nghiệp phải 
chứng minh được khả năng tài chính của mình tương đương với số vốn đăng ký. Việc chứng minh được 
thực hiện bởi xác nhận của ngân hàng.
6/ Nghĩa vụ của Doanh nghiệp
1 Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký và điều kiện giấy phép kinh doanh (nếu có)
2 Lập sổ sách kế toán, sổ đăng ký góp vốn của các thành viên;
3 Chấp hành tốt chế độ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cho Phòng Đăng ký kinh doanh; cơ 
quan thuế và cơ quan thống kê. Doanh nghiệp báo cáo định kỳ hàng tháng vào ngày 15 của tháng; 
hàng quý vào ngày 15 của tháng đầu tiên quý tiếp theo; hàng năm vào ngày 15 của tháng đầu tiên 
năm tiếp theo. Hàng năm, doanh nghiệp phải báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán và bảng 
quyết toán tài chính), trong thời hạn 30 ngày (đối với DNTN và Công ty hợp danh) và 90 ngày (đối 
với Công ty TNHH và Công ty CP) kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp phải.
4 Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
 - Khi thay đổi các nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (như: thay đổi tên công ty, 
địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn, người đại diện…) thì doanh nghiệp đến tại Bộ 
phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn thủ tục thay đổi.
 - Doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh đề nghị thực hiện theo quy định tại Điều 156 của Luật 
Doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp giải thể thực hiện theo điều 158 của Luật Doanh nghiệp.
 - Tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp, đề nghị liên hệ với Bộ phận tiếp nhận và trả kết 
quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
 - Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có vướng mắc hoặc cần giải đáp, đề nghị liên 
hệ với Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn giải quyết.
 7/ Chức Danh trong doanh nghiệp:
Các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia, như được định nghĩa dưới đây, của một doanh nghiệp
nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ
doanh nghiệp sang hiện diện thương mại này và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó 
ít nhất 1 năm, được phép nhập cảnh và lưu trú trong thời gian ban đầu là 3 năm và sau đó có thể được gia 
hạn tuỳ thuộc vào thời hạn hoạt động của các đơn vị này tại Việt Nam. Ít nhất 20% tổng số các nhà quản lý, 
giám đốc điều hành và chuyên gia phải là công dân Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp nước ngoài sẽ 
được phép có tối thiểu 3 nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia không phải là người Việt Nam.
Nhà quản lý, Giám đốc điều hành: là những người trực tiếp quản lý doanh nghiệp nước ngoài đã thiết lập 
hiện diện thương mại tại Việt Nam, chỉ chịu sự giám sát hoặc chỉ đạo chung từ hội đồng quản trị hoặc các cổ 
đông của doanh nghiệp hoặc cấp tương đương; quản lý doanh nghiệp bao gồm việc chỉ đạo doanh nghiệp 
đó hoặc một phòng, ban hoặc một đơn vị trực thuộc của hiện diện thương mại, giám sát và kiểm soát công 
việc của các nhân viên chuyên môn, nhân viên quản lý hoặc nhân viên giám sát khác, có quyền thuê và sa 
thải hoặc kiến nghị thuê, sa thải hoặc các hoạt động về nhân sự khác. Các nhà quản lý, giám đốc điều hành 
này không trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của hiện diện thương mại.
Các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia, như được định nghĩa ở trên, mà người Việt 
Nam không thể thay thế,do một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam 
tuyển dụng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam để tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp này trên lãnh thổ Việt 
Nam, được phép nhập cảnh và lưu trú theo thời hạn của hợp đồng lao động có liên quan hoặc trong một thời 
gian lưu trú ban đầu là 3 năm, tùy theo thời hạn nào ngắn hơn và sau đó có thể được gia hạn tuỳ thuộc vào 
thời hạn của hợp đồng lao động giữa họ với hiện diện thương mại này.

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 024.62.697.901 /  0365.939999  

                

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn        

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…

 

Tác giả bài viết: Ths.Ls. Phạm Quang Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: doanh nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 29


Hôm nayHôm nay : 7222

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 182119

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11491084

Fanpage IMCLAW