• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Thư Viện » Văn Bản Pháp Luật » Pháp Luật Doanh Nghiệp

Nghị định số 78/2015/ NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014 với nhiều điểm mới về hồ sơ thủ tục đăng ký DN, hộ kinh doanh,...

Gửi lên: 30/10/2015 10:41 Đã xem 3349 Đã tải về 0

Luật danh nghiêp 2015 - Số 68_2014-QH13

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp số 2014 Số 68/2014/QH13

Gửi lên: 30/10/2015 09:33 Đã xem 2147 Đã tải về 0

Nghị định 43/NĐ-CP

LUẬT IMC – là hãng luật chuyên nghiệp, tự hào với kinh nghiệm tư vấn lâu năm trong lĩnh vực doanh nghiệp bao gồm nhiều loại động tư vấn cụ thể như: thành lập doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp sau khi thành lập như: tư vấn tài chính, kê khai thuế hàng tháng, dọn dẹp sổ sách kế toán, làm báo cáo tài chính hàng năm và tư vấn pháp luật thường xuyên hoặc tư vấn vụ việc mà doanh nghiệp gặp khó khăn về pháp lý trong quá trình hoạt động. IMC xin trân trọng gửi đến quý khách hàng Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010, quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2010. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ. Nghị định này thay thế Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
Nghị định đã đưa ra nhiều quy định cụ thể về đăng ký kinh doanh hơn so với Nghị định số 88/2006/NĐ-CP, nghị định đã quy định tương tối rõ ràng về các trường hợp thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tuc chia, tách và xác nhập doanh nghiệp góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động được thuận lợi, cụ thể là một số quy định mới như sau:
Mã số doanh nghiệp
1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp.
2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.
Mã số doanh nghiệp tư nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Mã số doanh nghiệp được lưu trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Trong suốt quá trình hoạt động, kể từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động, mã số doanh nghiệp được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế phải nộp, kể cả trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn khác nhau.
5. Mã số đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngành, nghề kinh doanh
1. Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành, nghề cấm kinh doanh.
Nội dung cụ thể của các phân ngành trong ngành kinh tế cấp bốn được thực hiện theo Quy định về nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Việc mã hóa ngành, nghề đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa trong công tác thống kê.
Căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, người thành lập doanh nghiệp tự lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và ghi ngành, nghề kinh doanh, mã số ngành, nghề kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
3. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để xem xét bổ sung mã mới.
5. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị định của Chính phủ. Nghiêm cấm việc ban hành và quy định không đúng thẩm quyền về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
6. Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng và việc sử dụng chứng chỉ hành nghề trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Nghị định 43/2010/NĐ-CP khi ra đời đã giải quyết được rất nhiều vấn đề mà các Doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động. IMC xin trân trọng giới thiếu đến quý khách hàng nội dung cụ thể của Nghị định số 43/2010/NĐ – CP, để quý khách hàng tham khảo và áp dụng vào quá trình hoạt động của Doanh nghiệp mình.

Gửi lên: 25/10/2012 10:05 Đã xem 2643 Đã tải về 99

Nghị định 102/NĐ-CP

LUẬT IMC – là hãng luật chuyên nghiệp, tự hào với kinh nghiệm tư vấn lâu năm trong lĩnh vực doanh nghiệp bao gồm nhiều loại động tư vấn cụ thể như: thành lập doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp sau khi thành lập như: tư vấn tài chính, kê khai thuế hàng tháng, dọn dẹp sổ sách kế toán, làm báo cáo tài chính hàng năm và tư vấn pháp luật thường xuyên hoặc tư vấn vụ việc mà doanh nghiệp gặp khó khăn về pháp lý trong quá trình hoạt động. IMC xin trân trọng gửi đến quý khách hàng Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nhiệp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2010, thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 háng 9 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Nghị định này đã góp phần đưa nhiều quy định của Luật Doanh nghiệp được thực hiện trong thực tế hoạt động của Doanh nghiện như:
1. Việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bộ Tài chính hướng dẫn việc định giá góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ;
2. Hướng dẫn bổ sung về Giám đốc (Tổng giám đốc) và thành viên Hội đồng quản trị:
Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
- Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần phổ thông (đối với công ty cổ phần), thành viên là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn) hoặc người khác thì phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.
Trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại điểm này thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ công ty quy định;
- Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản này, Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty con không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi hoặc anh, chị, em ruột của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty con đó.
Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
- Trường hợp chủ sở hữu công ty là cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp có trên 50% sở hữu nhà nước, ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản này, Giám đốc (Tổng giám đốc) không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi hoặc anh, chị, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.
Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
- Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc cổ đông sở hữu ít hơn 5% tổng số cổ phần, người không phải là cổ đông thì phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.
Trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại điểm này thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ công ty quy định.
Nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) của một công ty có thể kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty khác, trừ trường hợp Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty khác theo khoản 2 Điều 116 của Luật Doanh nghiệp.
Nghị định 102/2010/NĐ-CP khi ra đời đã giải quyết được rất nhiều vấn đề mà các Doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động. IMC xin trân trọng giới thiếu đế quý khách hàng nội dung cụ thể của Nghị định số 102/2010/NĐ – CP, để quý khách hàng tham khảo và áp dụng vào quá trình hoạt động của Doanh nghiệp mình.

Gửi lên: 24/10/2012 17:17 Đã xem 2302 Đã tải về 14

Thông tư số 117.2004 hướng dẫn thực hiện nghị định số 198

Gửi lên: 25/04/2011 13:56 Đã xem 2869 Đã tải về 98
 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 23


Hôm nayHôm nay : 1166

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 56953

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12903787

Fanpage IMCLAW