• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Hỏi đáp luật sư » Chuyên đề thám tử

Những quy định của Pháp luật Việt Nam về nghề thám tử

Thứ bảy - 18/05/2013 09:44

Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về nghề thám tử?

Trả lời:

Câu hỏi của bạn, Thạc sĩ - luật sư Phan Minh Thanh - hãng luật IMC trả lời như sau:

Pháp luật hiện hành qui định điều tra là thẩm quyền của cơ quan Nhà nước. Điều này là hết sức cần thiết bởi việc "điều tra tư" - thám tử tư là dịch vụ cực kỳ nhạy cảm. Chỉ cần hơi "quá đà", rất có thể các thám tử tư sẽ vướng vào các qui định cấm như xâm phạm bí mật đời tư, quyền công dân, bí mật kinh doanh… và gây nên nhiều hệ lụy. Cũng có lẽ vì vậy nên sau khi một vài doanh nghiệp (tính trong cả nước) được cấp phép hoạt động "điều tra và bảo vệ", "cung cấp thông tin", thì các cơ quan chức năng đã "siết" lại việc thành lập các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này. Còn theo Nghị định số 52/2008/NĐ-CP về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và nhân viên của các doanh nghiệp này bị cấm tiến hành các hoạt động vũ trang, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức. 

Thực tế cho thấy, xã hội có nhu cầu thật sự về dịch vụ thám tử và nhiều nước xem đây là một nghề chân chính. Còn tại Việt Nam, do thiếu một hành lang pháp lý "rõ ràng" nên hoạt động thám tử tư phát triển theo kiểu tự phát. Đã có không ít chuyện "dở khóc, dở cười" từ dịch vụ thám tử như thám tử ăn cả "hai mang" khi tìm hiểu được thông tin ông chồng ngoại tình thì vừa lấy thù lao từ bà vợ, lại sử dụng thông tin có được để tống tiền ông chồng. Tương tự là có được thông tin từ đối tác kinh doanh cũng vừa "bán" lấy tiền, vừa quay lại tống tiền doanh nghiệp…
 

Thực tế cũng cho thấy ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân hành nghề thám tử theo kiểu "bán công khai" với nguồn lợi nhuận thu được không nhỏ mà không phải chịu một khoản thuế nào. Theo nhiều "người trong cuộc" thì đây là dịch vụ đang hái ra tiền. Thực tiễn này bộc lộ nhiều điểm đáng bàn. Không được cấp phép, đồng nghĩa với việc không có sự kiểm tra, quản lý của cơ quan chức năng nhưng dịch vụ thám tử vẫn tồn tại, thậm chí là "sống khỏe", nghĩa là rất khó cấm trên thực tế. Vấn đề đặt ra là xử lý như thế nào với thực trạng này? Chúng ta không thể phủ nhân một phần vài trò không nhỏ của nghề thám tử, nhờ dịch vụ thám tử, nhiều người đã tìm lại được người thân bị lưu lạc; nhờ thông tin chính xác về tình trạng tài chính của đối tác mà không ít doanh nghiệp tránh được rủi ro, lừa đảo trong kinh doanh… ​

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 16


Hôm nayHôm nay : 3454

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 108888

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11417853

Fanpage IMCLAW