• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Dịch Vụ » Dịch vụ Luật sư » Luật sư cho gia đình

Hòa giải trong vấn đề hôn nhân và gia đình

Thứ tư - 19/06/2013 16:06
Hòa giải trong vấn đề hôn nhân và gia đình

Hòa giải trong vấn đề hôn nhân và gia đình

Hòa giải trong vụ việc hôn nhân gia đình là hành vi thuyết phục các bên trong quan hệ hôn nhân gia đình đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa, giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa các bên bằng thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba. Đối với vụ việc ly hôn, thì Hòa giải có thể giúp cho vợ chồng đoàn tụ, khôi phục, hàn gắn tình cảm vợ chồng.
Nhận thức rõ vai trò của hòa giải trong việc giải quyết vụ án hôn nhân gia đình, tại Điều 86 Luật hôn nhân gia đình quy định: 
 "Khuyến khích hòa giải ở cơ sở Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
 
 
Điều 88 luật hôn nhân gia đình quy định việc Hòa giải tại Tòa án sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
  
Hòa giải còn được hiểu ở góc độ rộng hơn là một quá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của các bên. Hòa giải cũng được coi là sự tiếp nối của quá trình thương lượng, trong đó các bên cố gắng làm điều hoà những ý kiến bất đồng. Bên thứ ba đóng vai trò trung gian, hoà toàn độc lập với hai bên, không có quyền áp đặt, thiên vị, hay hành động như một người môi giới, giúp hai bên ngồi lại với nhau và tìm cách đưa các bên tranh chấp tới những điểm mà họ có thể thoã thuận được.
 
Hòa giải có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp các bên hiểu biết lẫn nhau, giữ gìn uy tín, danh dự của nhau, chấm dứt tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn hoặc không vượt qua giới hạn sự nghiêm trọng. Chính vì vai trò to lớn này nên trong quy định pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình đều đặt ra vấn đề hòa giải trong giải quyết các tranh chấp.
 
Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP quy định các đương sự thỏa thuận ly hôn và việc giải quyết toàn bộ vụ án thì lập“Biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành”, sau 7 ngày nếu đương sự không thay đổi về sự thỏa thuận đó thì ra “Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự”
 

Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự, quy định đối với vụ án (hoặc việc) về hôn nhân và gia đình, thì hòa giải về quan hệ hôn nhân là thủ tục bắt buộc. Cần phải xác định hòa giải đoàn tụ thành là hòa giải thành. Ngược lại, hòa giải đoàn tụ không thành, dẫn đến công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về thuận tình ly hôn, thì đó là trường hợp hòa giải không thành và chỉ là công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về thuận tình ly hôn. 


Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 024.62.697.972 /  036.593.9999  

                   

Địa chỉ: Phòng 1809, tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn      

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư….

 

 

 

Tác giả bài viết: Ths, Luật Sư Phạm Quang Biên

Nguồn tin: IMC Group

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 933

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 101045

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11607636

Fanpage IMCLAW