• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Hỏi đáp luật sư » Chuyên đề luật kinh tế

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá

Thứ hai - 13/05/2013 16:42
Câu hỏi Xin cho hỏi, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán bao gồm những tài sản như thế nào?( Hà Thị Huyền- Gia Lâm-Hà Nội)

 

Trả lời

Câu hỏi của bạn cử nhân luật Hà Thị Thùy Linh- Hãng Luật IMC trả lời như sau:

Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán bao gồm tất cả các loại tài sản được phép tự do lưu thông và không nằm trong danh mục bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại năm 2005, hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản được hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 163, Điều 174) giải thích rõ ràng tài sản bao gồm là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản. Vật gồm có động sản và bất động sản, Bất động sản là các tài sản bao gồm:

- Đất đai

- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kế cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

- Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

- Các tài sản khác do pháp luật quy định(ví dụ: các công trình xây dựng ở thềm lục địa..)

Động sản là những tài sản không phải là bất động sản, như tiền, giấy tờ có giá như sách, bút, ti vi, tủ lạnh…có thể trao đổi mua bán được.

Nếu đối tượng hợp đồng mua bán là vật thì vật đó phải được xác định rõ, ví dụ tính chất của vật là vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ hay vật tươi sống; kích thước, mầu sắc, số lượng, trọng lượng, thể tích của vật….

Bộ luật dân sự năm 2005 cũng nhấn mạnh tới một loại đối tượng đặc biệt, còn gọi là hàng hóa đặc biệt của hợp đồng mua bán, đó là quyền tài sản, Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ (Điều 181). Quyền tài sản bao gồm:

Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, ví dụ như quyền sao chép tác phẩm; quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm; quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính…;

Quyền tài sản phát sinh từ qquyền sở hữu công nghiệp, ví dụ như quyền tài sản đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp….;

Quyền tài sản phát sinh từ quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được  nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản hợp pháp khác;

Quyền sử dụng đất;

Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề;

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 04.62.697.972 /  0166.593.9999  

                    04.62.915.925 /  0917.19.65.65

Địa chỉ: Phòng 1107, Tháp A, Tòa Nhà 173 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn         -         thanh6666@yahoo.com

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 70

Máy chủ tìm kiếm : 52

Khách viếng thăm : 18


Hôm nayHôm nay : 4615

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 104727

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11611318

Fanpage IMCLAW