Những quy định về ly hôn trong luật hôn nhân gia đình mới
Trong Luật hôn nhân gia đình 2014 có định nghĩa về khái niệm của thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn như sau:
- Thuận tình ly hôn: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.( điều 55 của Luật hôn nhân và gia đình 2014).
- Ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của 1 bên) quy định tại điều 56 của Luật hôn nhân và gia đình 2014) trong các trường hợp sau:
+) Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
+) Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
+) Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Về tài sản chung:
+) Trong trường hợp thuận tình ly hôn thì tài sản chung được cả 2 bên tự thỏa thuận dựa trên cơ sở tự nguyện nếu nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn
+) Trong trường hợp ly hôn đơn phương thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi.
Về quyền nuôi con:
+) Trong trường hợp thuận tình ly hôn vì là dựa trên cơ sở tự nguyên nên quyền nuôi con sẽ dựa vào thỏa thuận giữa các bên.
+) Trong trường hợp ly hôn đơn phương thì tòa xem xét cho ai có đủ điều kiện để nuôi con. Điều kiện xem xét như: điều kiện kinh tế, thu nhập, chỗ ở hiện tại…..
Về mức cấp dưỡng cho con:
+) Trong trường hợp thuận tình ly hôn thì mức cấp dưỡng được cả 2 bên thỏa thuận.
+) Trong trường hợp ly hôn đơn phương thì tòa án sẽ giải quyết.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
20
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 19
Hôm nay :
406
Tháng hiện tại
: 406
Tổng lượt truy cập : 10215746
Hôn nhân gia đình- Kết hôn - Thủ tục nhận con nuôi - Tìm cha mẹ cho con - Giám định xác định huyết thống - Đại diện ủy quyền
|
Tư vấn doanh nghiệp:- Thành lập doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn chuyển đổi, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp - Thu hồi nợ doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn, thực hiện giải quyết thuế doanh nghiệp - Đại diện ủy quyền |
Dịch vụ luật sư
|
Văn phòng luật sư, Hãng luật IMC
- Văn phòng tại Hà Nội
Hotline: 036.593.9999
Địa chỉ: Phòng 1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Văn phòng tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Phòng 1608, Tòa Nhà Bitexco, Đường 45 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Bản Đồ