• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Hỏi đáp luật sư » Chuyên đề luật dân sự

Tư vấn luật - Giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế khi đã hết thời hiệu

Thứ sáu - 25/09/2015 15:54
Ông ngoại tôi mất năm 1990, bà ngoại tôi mất năm 1993 không để lại di chúc. Ông bà tôi có 06 người con: 4 trai và 2 gái. Từ đó đến nay, gia đình của 04 bác trai làm nhà sinh sống, sử dụng ổn định, không có tranh chấp trên 750m2 đất của ông bà tôi để lại. Nhưng nay dì ba đòi chia tài sản của ông bà để lại. Sau nhiều lần họp bàn phân chia gia đình thì bên nhà ngoại tôi chưa đi đến thống nhất. Dì ba và cậu út có khởi kiện yêu cầu chia đều tài sản mảnh đất của ông bà để lại theo thừa kế theo pháp luật để tránh tranh chấp về sau. Vậy việc này có được pháp luật quy định giải quyết như thế nào? Liệu có được giải quyết theo chia thừa kế theo pháp luật hay không? ( chị: Nguyễn Thị Chinh – Nam Định).

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hãng Luật IMC chúng tôi! , Trong vấn đề về Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế khi đã hết thời hiệu chúng tôi xin tư vấn thắc mắc của bạn như sau:

Điều 154 Bộ luật Dân sự, thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Mà Ðiều 645 Bộ luật Dân sự quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Theo đó, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết), người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác. Bà ngoại bạn mất năm 1993 - thời điểm mở thừa kế đến nay năm 2015 là 18 năm như vậy, những người thừa kế - anh em nhà mẹ bạn đã không còn quyền khởi kiện thừa kế chia lại di sản.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành hướng dẫn giải quyết những vướng mắc về thời hiệu khởi kiện về thừa kế có quy định:

- Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

+ Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

+ Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

- Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản. 

Như vậy, nếu dì ba và cậu út nhà bạn gửi đơn kiện đến tòa án mà nội dung khởi kiện là khởi kiện về thừa kế, chia di sản thừa kế, xác định quyền thừa kế thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện do đã hết thời hiệu khởi kiện. Trường hợp khác, nếu dì ba và cậu út gửi đơn khởi kiện đến tòa với nội dung khởi kiện là là yêu cầu giải quyết việc chia tài sản chung của các đồng thừa kế thì tòa án sẽ thụ lý đơn; trong trường hợp này, tòa án sẽ căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các con ( như thờ cúng, thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người mất,...) và áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo:

Hãng luật IMC

Điệnthoại:  0166.593.9999

Địachỉ: Phòng 1107, Tháp A, TòaNhà 173 XuânThủy, QuậnCầuGiấy, HàNội

Email  : bienpq@interimc.org.vn

Website: www.interimc.org.vn

Hãngluật IMC : Uytín – Chấtlượng - Hiệuquả - Bảomật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dânsự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 28


Hôm nayHôm nay : 7340

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 152739

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11659330

Fanpage IMCLAW