• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Hỏi đáp luật sư » Chuyên đề luật hình sự

Xử lý trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội là như thế nào?

Thứ bảy - 18/05/2013 09:14

Xử lý trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội là như thế nào?

Câu hỏi của bạn cử nhân luật Nguyễn Thị Phượng – hãng luật IMC trả lời như sau:

 Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.

Vậy người chưa thành niên có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy tìm hiểu BLHS quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Về độ tuổi chịu TNHS hiện nay được quy định tại Điều 12 BLHS năm 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009). Cụ thể như sau:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì người chưa thành niên ( người dưới 18 tuổi) có thể phải chịu TNHS.

Khoa học hình sự quy định như vậy chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của con người. Đối với người chưa đủ 14 tuổi là do trí tuệ của họ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả năng tự chủ khi hành động nên họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện.

(*) Tại sao không xử tử hình đối với người dưới 18 tuổi?

 Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: "Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử".

Khoản 3 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999, được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009, quy định: “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.

Ngoài ra, khoản 1, Điều 74 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về mức xử phạt đối với người chưa thành niên phạm tội như sau: "Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định".

Trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội, Khoản 1 Điều 75 bộ luật này quy định về tổng hợp hình phạt như sau: "Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của bộ luật này".

Sở dĩ, BLHS không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên bởi 2 căn cứ sau:

·         Thứ nhất, khoa học hình sự cho rằng người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi nên chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tâm, sinh lý, bị hạn chế về nhận thức pháp luật cũng như kinh nghiệm sống nên dễ bị kích động, lôi kéo phạm tội.

·         Thứ hai, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội là nhân đạo, ngoài trừng trị tội phạm thì mục đích chủ yếu của chính sách hình sự này là cảm hóa giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trước thực trạng người chưa thành niên phạm tội gia tăng và diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng cần phải hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và tăng mức hình phạt để trừng trị tội phạm, nâng cao tác dụng giáo dục phòng ngừa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tội phạm ngày càng trẻ hóa, ngày càng gia tăng cả về số vụ lẫn tính chất nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều này đang được xem xét và chưa có kết luận chính thức.​

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 13


Hôm nayHôm nay : 40

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 106083

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11612674

Fanpage IMCLAW