• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Tư vấn luật » Thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Thứ hai - 16/11/2015 09:30
Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Hiện nay ít người có thể phủ nhận vai trò của doanh nghiệp xã hội trong xã hội Việt Nam. Họ có vai trò rất lớn góp phần giải quyết những vấn đề xã hội hiện phát sinh và tồn tại hiện nay. Vậy Doanh nghiệp xã hội là gì? và thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội như thế nào? IMC xin tư vấn giúp Quý khách về vấn đề này như sau:

I.  Doanh nghiệp xã hội là gì?

Đầu tiên, Doanh nghiệp xã hội được hiểu một cách chung nhất là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Nó được thành lập với mục tiêu là để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó mà doanh nghiệp đó theo đuổi, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội và môi trường. Doanh nghiệp xã hội gồm:

1. Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận (Not-for-profit Social Enterprises)

 Ngay từ đầu, doanh nghiệp đã xác định rõ sự kết hợp bền vững giữa sứ mệnh xã hội với mục tiêu kinh tế, trong đó mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt mục tiêu tối cao là phát triển xã hội. Lợi nhuận thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận (Social Business Ventures)

Khác với mô hình doanh nghiệp phi lợi nhuận và không vì lợi nhuận, các doanh nghiệp xã hội ở loại hình thứ ba này ngay từ ban đầu đã nhìn thấy cơ hội và chủ trương xây dựng mình trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận với sứ mệnh tạo động lực cho những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo vệ môi trường.

Có rất nhiều cá nhân, tổ chức vẫn đang rất thắc mắc về thủ tục thành lập doanh nghiệp. sau đây chúng tôi xin giải đáp những thắc mắc của anh chị về vấn đề này:

Thứ nhất doanh nghiệp xã hôi phải đáp ứng được những tiêu chí sau:

a. Là doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh  Nghiệp

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

 

II. Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

1. Cơ sở pháp lý

     -  Luật doanh nghiệp 2014

2.Thủ tục thành lập

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội gồm những tài liệu sau:

+ Đơn đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp xã hội
+ Điều lệ doanh nghiệp
+ Số lượng thành viên trong doanh nghiệp
+ Biên bản đã được thông qua tại hội nghị thành lập doanh nghiệp xã hội
+ Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên Ban quản trị, hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác theo qui định của pháp luật.
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp xã hội kinh doanh ngành nghề mà theo qui định của pháp luật phải có vốn pháp định.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh và nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy đăng ký kinh doanh sau ngày hẹn.

Bước 3:    Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục khắc dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu.

 

III. Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của IMC

1. Tư vấn các quy định của pháp luật đối với từng loại hình Công ty:

2. Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp (gồm Hồ sơ thành lập công ty cổ phần - Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn - Hồ sơ thành lập công ty hợp danh - Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân)

3. Đại diện thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp

4. Hỗ trợ pháp lý sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp:
 

 

 

 

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

 HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 0365.939999           

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interIMC.org.vn  

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

 

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 23

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 21


Hôm nayHôm nay : 1102

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 123915

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11630506

Fanpage IMCLAW