• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Doanh nghiệp » Kiến thức doanh nghiệp

Những điều cần biết về TPP

Thứ ba - 19/01/2016 10:50
Ngày 5/10/2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Theo đó các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu. Chính vì vậy TPP được coi là hiệp định quan trọng nhất của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây.

Những điều cần biết về TPP

Ngày 5/10/2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái BìnhDương (TPP) gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia,  Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu. Chính vì vậy TPP được coi là hiệp định quan trọng nhất của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây. Vậy TPP là gì? Sau đây Hãng luật IMC xin đưa ra cái nhìn tổng quan về TPP

Vậy thì chính xác TPP là gì?

TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản.

Ngoài ra các nước Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến TPP.

Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.

Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…

Thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cùng với tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên.

Nền tảng của TPP là gì?

Cuối năm 2005, các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký một hiệp định thương mại tự do (FTA) với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định TPP. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP, nhưng không phải “gia nhập” vào TPP cũ mà sẽ cùng các bên đàm phán một hiệp định FTA hoàn toàn mới, tuy nhiên, vẫn lấy tên gọi là Hiệp định TPP. Sau đó, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản lần lượt tham gia vào TPP, đưa tổng số thành viên TPP hiện nay lên thành 12.

Khởi động từ tháng 3/2010, đàm phán TPP đến nay đã trải qua 19 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. TPP được kỳ vọng là mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư và nếu có thể sẽ trở thành hạt nhân để hình thành FTA chung cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

 

Vì sao TPP quan trọng?

12 quốc gia tham gia đều là thành viên của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) với tổng dân số 650 triệu người, trung bình thu nhập bình quân đầu người đạt 31.481 USD (năm 2011), tổng GDP lên đến hơn 20 nghìn tỷ USD. Khi có hiệu lực, TPP tạo ra một thị trường chung đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra không thể không chú ý đến việc đây là sáng kiến do Mỹ dẫn đầu. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và luôn coi khu vực châu Á – Thái Bình Dương là chìa khóa để tăng trưởng trong tương lai.

Một số ý kiến còn cho rằng Mỹ đang cố gắng sử dụng TPP làm công cụ để cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực này. Nhiều người cũng tin rằng các thành viên khác của APEC cũng sẽ tham gia TPP trong vài năm tới, khiến TPP càng quan trọng hơn.

21 nước APEC chiếm tới 44% thương mại toàn cầu và 40% dân số thế giới.

Các lĩnh vực trong hiệp định TTP

- Thương mại điện tử

- Dịch vụ xuyên biên giới

- Thuế

- Môi trường

- Dịch vụ tài chính

- Sở hữu trí tuệ

- Chi tiêu công của chính phủ

- Đầu tư

- Lao động

- Pháp luật

- Giải quyết tranh chấp

- Nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa

- Kiểm dịch thực phẩm

- Viễn thông

- Dệt may

- Bồi thường thiệt hại thương mại

- Doanh nhân sẽ được nhập cảnh dễ dàng hơn vào các nước thành viên

Những lợi ích khi tham gia TPP

- Dễ dàng xin visa nhập cảnh vào các quốc gia thành viên.

- Tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân.

- Đất nước sạch đẹp, an toàn hơn nhờ các yêu cầu bắt buộc về môi trường.

- Xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ sang 12 nước thành viên với mức thuế rất thấp và sẽ gỡ bỏ trong tương lai. Rất có lợi cho các ngành dệt may, nông sản.

- Được các nước phát triển hỗ trợ về kỹ thuật và tay nghề lao động.

- Người dân được sử dụng sản phẩm chất lượng cao với giá thành rẻ, bên cạnh đó là đảm bảo vệ sinh an toàn đối với mặt hàng thực phẩm.

Khó khăn mà Việt Nam có thể gặp phải

Đầu tiên, Việt Nam sẽ gặp bất lợi từ việc giảm thuế quan với hàng hóa từ các nước đối tác. “Việc giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sau khi thực hiện TPP là hệ quả chắc chắn và trực tiếp”, Ủy ban Tư vấn chính sách thương mại quốc tế chia sẻ.

Thứ hai, giảm thuế cũng gây nguy cơ cạnh tranh khốc liệt giữa hàng trong nước và ngoại nhập, hệ quả tất yếu là thị phần hàng “Made in Vietnam” bị ảnh hưởng.

Thứ ba, sự thích nghi của cộng đồng doanh nghiệp, vốn chủ yếu vẫn là nhỏ và vừa, và sự chuẩn bị còn hạn chế. 

Về thị trường lao động, năng suất thấp sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam khó cạnh tranh với các nước.

Những yêu cầu cao liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng là áp lực “nặng ký” trong hoàn cảnh số vụ vi phạm ở nước ta còn lớn và các thiết chế bảo hộ thiếu hiệu quả.

 

-            Chú ý rằng TPP sẽ bắt loại bỏ nhiều lợi ích của các công ty nhà nước (là một phần lớn của nền kinh tế Việt Nam), để tạo cơ hội cạnh tranh cho các công ty tư nhân.

-            Với hiệp định TPP, các công ty, tập đoàn nước ngoài và quốc tế sẽ có khả năng mang chính phủ của các quốc gia thành viên ra tòa án đặc biệt của TPP khi các quốc gia này đặt ra các luật lệ, chính sách đi ngược lại với chỉ tiêu của TPP. Tòa án đặc biệt này có toàn quyền bắt chính phủ đền bù không những cho các thiệt hại đã xảy ra, mà còn những mất mát về cơ hội trong tương lai của các tập đoàn, công ty quốc tế. ​

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 024.62.697.901 /  036.593.9999  

                  

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn      

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư….

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: TPP, tìm hiểu về ttp, ttp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 14


Hôm nayHôm nay : 4026

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 109460

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11418425

Fanpage IMCLAW