• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Doanh nghiệp » Kiến thức doanh nghiệp

Tư vấn luật doanh nghiệp - Tổ chức lại doanh nghiệp

Thứ sáu - 18/12/2015 09:24
Tổ chức lại doanh nghiệp

Tổ chức lại doanh nghiệp

Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: “Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, mua bán, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp”.

1. Tách doanh nghiệp

Tách doanh nghiệp là quá trình thay đổi qui mô tổ chức của doanh nghiệp thông qua việc doanh nghiệp dùng một phần tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp để tạo lập một hoặc nhiều doanh nghiệp mới. Việc tạo lập doanh nghiệp mới không làm mất đi địa vị pháp lý của doanh nghiệp thực hiện quá trình tách (doanh nghiệp bị tách vẫn tồn tại và hoạt động như một chủ thể độc lập với doanh nghiệp được tách).

Tách công ty có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

  • Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
  • Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới;
  • Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
  • Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần:

Bước 1: Ra quyết định tách công ty

-  Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty.

-  Nghị quyết tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết;

Bước 2: Thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp.

-  Trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo nghị quyết tách công ty.

-  Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới.

2. Chia doanh nghiệp

-  Chia doanh nghiệp là một quá trình biến đổi cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp. Theo quá trình này, một doanh nghiệp bị phân chia thành hai hoặc nhiều doanh nghiệp khác. Kết quả của quá trình chia là việc tạo ra những doanh nghiệp mới có cùng tính chất về loại hình tổ chức với doanh nghiệp bị chia. Sau quá trình chia, doanh nghiệp bị chia chấm dứt sự tồn tại của mình.

-  Công ty trách nhiệm hữu hạncông ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây:

  • Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
  • Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;
  • Kết hợp cả hai trường hợp trên.
  • Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần khá giống với việc tách công ty: đều có hai bước là

Bước 1: Ra quyết định chia công ty với những nội dung cơ bản như quyết định tách công ty. Tuy nhiên, do bản chất của việc chia và tách công ty khác nhau nên sau khi chia doanh nghiệp thì công ty bị chia chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại, do đó, nội dung của quyết định chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cần phải có nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia thay vì chuyển đổi quyền và nghĩa vụ từ công ty bị tách sang công ty được tách như việc tách công ty. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.

Và cũng như việc tách công ty, nghị quyết chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết.

Bước 2: Thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp. Cũng như thủ tục tách công ty, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết chia công ty.

Ngoài ra, số lượng thành viên, cổ đông và số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông và vốn điều lệ của các công ty mới sẽ được ghi tương ứng với cách thức phân chia, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần của công ty bị chia sang các công ty mới tương ứng với các trường hợp có thể chia doanh nghiệp như đã nói ở trên.

3. Hợp nhất doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp là việc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình để tạo thành một doanh nghiệp mới. Biện pháp này được thực hiện và có tính chất trái ngược với quá trình chia doanh nghiệp. Khi chia, doanh nghiệp bị chia mất đi để tạo thành nhiều doanh nghiệp mới còn khi hợp nhất thì nhiều doanh nghiệp bị hợp nhất mất đi để tạo thành một doanh nghiệp mới. Điều đó có nghĩa là sự tồn tại của các công ty hợp nhất bị chấm dứt.

  • Thủ tục hợp nhất công ty

Bước 1: Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất

Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;

Bước 2: Thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.

-  Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao hai loại giấy tờ sau đây: Hợp đồng hợp nhất và nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất.

-  Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

-  Trong trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

-  Ngoài ra, pháp luật còn cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

-  Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

3. Sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc nhiều doanh nghiệp mang toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình để tham gia (gia nhập) vào một doanh nghiệp đang tồn tại. Doanh nghiệp nhận sáp nhập tiếp nhận thêm vào cấu trúc tổ chức đang tồn tại sẵn có của mình một hoặc nhiều doanh nghiệp khác mà không làm mất đi tư cách chủ thể vốn có của mình. Phần nhận thêm vào là một hoặc một số doanh nghiệp bị sáp nhập. Đồng thời, chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập

Bước 1:  Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng sáp nhập bao gồm tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.

Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập thực hiện theo các quy định tương ứng của pháp luật và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

4.Dịch vụ chia tách, mua bán sáp nhập, thay đổi loại hình doanh nghiệp của IMC

-  Tư vấn pháp luật về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Công ty.

-  Soạn thảo hồ sơ chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật.

-  Đại diện thực hiện các thủ tục

  • Đăng ký chia, tách, hợp nhất, sáp nhập cho doanh nghiệp.
  • Đăng ký dấu cho doanh nghiệp.
  • Thay đổi mã số thuế cho doanh nghiệp.

-  Dịch vụ sau khi hoàn thành chia, tách, mua bán, sáp nhập, thay đổi loại hình công ty của IMC

  •   Tư vấn soạn thảo hồ sơ pháp lý cho công ty phù hợp với nội dung thay đổi;
  •   Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu;
  •   Hướng dẫn các thủ tục có liên quan tại trụ sở công ty Luật TNHH IMC ;
  •   Giảm 10% phí dịch vụ lần tiếp theo…..

Hãy đến với IMC, Với đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn giỏi, uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, chúng tôi đảm bảo thực hiện mọi thủ tục một cách nhanh chóng tiết kiệm cả về thời gian lẫn chi phí cho Quý khách.

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 024.62.697.901 /  036.593.9999         

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư….

 

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 25


Hôm nayHôm nay : 3533

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 108967

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11417932

Fanpage IMCLAW