• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Hỏi đáp luật sư » Chuyên đề luật hình sự

Vay nợ quá hạn trả

Thứ sáu - 10/05/2013 14:59

Hỏi:

Chào các Luật sư, tôi đang vướng vào chút rắc rối về vấn đề mượn và trả nợ. Chẳng là trước đây vì gia đình gặp khó khăn nên tôi đã vay tiền của ông C và để đảm bảo ông C và tôi đã thực hiện ký kết một tờ giấy mượn nợ. Bây giờ, thời hạn trả đã đến nhưng thật sự tôi chưa có đủ số tiền cần thiết để gửi trả, xin cho tôi được hỏi nếu ông C muốn khởi kiện tôi bằng tờ giấy đó thì liệu tôi có gặp rắc rối gì với pháp luật không ạ? Tôi mong sẽ nhận được hồi âm sớm từ các vị Luật sư, xin chân thành cảm ơn ! (Nguyễn Ngọc Hùng - Gia Viễn - Ninh Bình)



Câu hỏi của bạn Ths,luật sư. Phan Minh Thanh - Hãng Luật IMC trả lời như sau:

 

Giấy vay nợ là căn cứ để xác định bạn có mượn tiền từ ông C, do vậy trường hợp đến thời hạn trả nợ mà bạn không trả thì ông C có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu tòa giải quyết. Khi có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án, thì bắt buộc bạn phải trả nợ theo bản án của tòa án, nếu không tự nguyện trả nợ, ông C có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án vào cuộc để thi hành bản án của tòa án. Đây chỉ là quan hệ dân sự nên bạn chỉ phải có trách nhiệm trả nợ đã vay thôi. Tuy nhiên, nếu bạn vay tiền mà không trả rồi bỏ trốn, hoặc sử dụng khoản tiền vay đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có tài sản để trả nợ thì có thể bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chiếm đoạt tài sản đó.

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 04.62.697.972 /  0166.593.9999  

                    04.62.915.925 /  0917.19.65.65

Địa chỉ: Phòng 1107, Tháp A, Tòa Nhà 173 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn         -         thanh6666@yahoo.com

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong tất cả các lĩnh vực!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 26


Hôm nayHôm nay : 7325

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 182222

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11491187

Fanpage IMCLAW