• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Hỏi đáp luật sư » Chuyên đề luật hành chính

Phân biệt công chứng và chứng thực.

Thứ bảy - 11/05/2013 11:25

 

Câu hỏi:

Khi đi làm các thủ tục hành chính tôi thường được hướng dẫn phải đi công chứng, chứng thực giấy tờ, nhưng mỗi lần mỗi khác lúc thì hướng dẫn tôi đến phòng công chứng, lúc thì hướng dẫn tôi đến uỷ ban nhân dân. Vậy cho tôi hỏi công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện. ( Nguyễn Mạnh Hùng - Hoa Lư - Ninh Bình)

Trả lời:

Vấn đề bạn hỏi Cử nhân luật. Nguyễn Thị Ngọc Ánh – Hãng luật IMC xin được trả lời như sau:

1. Công chứng:

- Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Và việc công chứng phải do công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

- Thẩm quyền công chứng:

        Phòng Công chứng

        Văn phòng Công chứng

 

2. Chứng thực:

Có 02 hình thức gồm: chứng thực bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký. “Chứng thực bản sao từ bản chính" là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. "Chứng thực chữ ký" là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực.

Thẩm quyền chứng thực:

* Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện:

 -     Chứng thực bản sao các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài, chứng thực chữ ký trên các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài.

 -     Chứng thực chữ ký người dịch trong các bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

* Ủy ban nhân dân cấp phường xã: Chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký đối với các giấy tờ bằng tiếng Việt Nam.

* Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài:

 -     Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

 -    Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài; chữ ký người dịch trong các bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

Như vậy, tùy theo nội dung bạn thực hiện mà có thể xác định được là cần công chứng hoặc chứng thực và cơ quan có thẩm quyền thực hiện

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 04.62.697.972 /  0166.593.9999  

                    04.62.915.925 /  0917.19.65.65

Địa chỉ: Phòng 1107, Tháp A, Tòa Nhà 173 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn         -         thanh6666@yahoo.com

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 23


Hôm nayHôm nay : 857

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 133354

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11639945

Fanpage IMCLAW