• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Tư vấn luật » Luật hôn nhân gia đình

Quyền nuôi con ngoài giá thú

Thứ năm - 10/04/2014 09:41
Quyền nuôi con ngoài giá thú

Quyền nuôi con ngoài giá thú

Hôn nhân và hạnh phúc là điều mà ai trong tình yêu cũng đều muốn vươn tới. Nhưng thời nay do phong cách sống, lối sống ồn ào, gấp gáp chạy đua với xu thế phát triển của xã hội đã tác động lên cả quan niệm “yêu nhanh, sống thoáng”. Những hiện tượng như sống thử, ngoại tình, kết hôn nhưng lại không có giấy đăng kí kết hôn, độc thân sau hôn nhân và “tự do” trong hôn nhân giờ đây không còn xa lạ nữa với cuộc sống hiện đại ngày nay. Một trong những hệ lụy của tình trạng này là những đứa con ngoài giá thú ra đời. Có rất nhiều khách hàng tìm đến với Luật sư IMC chỉ mong muốn đòi lại quyền nuôi đứa con ngoài giá thú của mình. Không ít người, dù ở rất xa Hà Nội đã đến trụ sở chính của Hãng luật để được Luật sư IMC tư vấn trực tiếp, bởi họ được biết Luật IMC chuyên đảm nhận và đã giải quyết thành công các vụ việc về hôn nhân gia đình, đặc biệt là các vụ việc về đòi quyền nuôi con ngoài giá thú.

     Đến với IMC, khách hàng sẽ được chúng tôi tư vấn tận tình, chi tiết về các điều kiện để giành quyền nuôi con, đảm bảo được quyền lợi cho bạn và những đứa con của bạn.

      Nghị quyết số 35/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình  có quy định: “Kể từ ngày 1.1.2001 trở đi, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì tòa án áp dụng Điều 17 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết”.

     Theo Điều 17 của luật này thì quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.

     Như vậy, theo quy định trên, việc quan hệ ngoài hôn nhân mà không có giấy đăng kí kết hôn sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng, tuy nhiên về con chung  thì luật lại  quy định và “đối xử” giống như trường hợp ly hôn. Theo đó, giữa cha và mẹ của trẻ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con. Người không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ cấp dưỡng.

    Cha và mẹ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của đứa trẻ. Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác; và đối với trường hợp con từ đủ 9 tuổi trở lên thì quyền được nuôi dưỡng con sẽ do tòa án quyết định dựa trên ý chí và nguyện vọng của con. Pháp luật cũng không có bất cứ quy định gì về “người đã có hoặc đang có gia đình thì không được quyền nuôi con”. Muốn giành quyền nuôi con thì người cha (mẹ ) đó phải chứng minh được các điều kiện trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của mình, Tòa án sẽ dựa vào đó xem xét và quyết định.

     Cũng cần phải nói thêm rằng tuy giành được quyền nuôi con sau khi li hôn, nhưng quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con, nếu người cha hoặc người mẹ không hoàn thành trách nhiệm của mình thì người kia có quyền nộp đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con.

     Luật hôn nhân gia đình Việt Nam cũng quy định rõ: trong tất cả các trường hợp sau khi li hôn, người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền chăm sóc con, có thể theo định kì hoặc thường xuyên theo thỏa thuận của hai bên và không ai được cản trở quyền này. Nếu người không nuôi con lạm dụng việc chăm nom con để gây cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người kia; hoặc trong trường hợp, nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng lại không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ thì người kia cũng có quyền yêu cầu tòa án

 

     Bạn đang có thắc mắc về hôn nhân gia đình. Hãy đến với chúng tôi. IMC - nơi hội tụ một đội ngũ luật sư năng động, kiến thức chuyên môn cao với bề dày kinh nghiệm thực tiễn. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng bạn trên suốt chặng đường mà bạn đi tìm quyền lợi cho mình.

 

 

           Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 024.62.697.901 /  0365.939999  

                

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn        

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…  

 

Tác giả bài viết: Ths.Ls. Phạm Quang Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 17


Hôm nayHôm nay : 1808

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 176705

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11485670

Fanpage IMCLAW