• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Tư vấn luật » Luật hôn nhân gia đình

Thủ tục nhận con nuôi của người nước ngoài ở Việt Nam

Thứ năm - 10/04/2014 09:45
Thủ tục nhận con nuôi của người nước ngoài ở Việt Nam

Thủ tục nhận con nuôi của người nước ngoài ở Việt Nam

IMC xin được đưa ra cho quý khách hàng có nhu cầu xin con nuôi ở Việt Nam các điều kiện, thủ tục để nhận con nuôi như sau:

1.     Điều kiện để người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam.

     Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc người mang quốc tịch nước ngoài có nhu cầu nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:

          Đối với người nước ngoài:

-         Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

-         Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

-         Có tư cách đạo đức tốt;

-         Có điều kiện thực tế đảm bảo viêc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

-         Không phải là người đang bị hạn chế quyền làm cha, làm mẹ, hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về các tội xâm hại đến trẻ em;

-         Ngoài ra, người nhận xin con nuôi còn phải đáp ứng các quy định về điều kiện nhận con nuôi của nước sở tại mà mình mang quốc tịch. Hoặc đối với trường hợp công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải đáp ứng các quy định về điều kiện nhận con nuôi của  nước nơi người được nhận con nuôi cư trú.

          Đối với trẻ em được nhận làm con nuôi:

-         Trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ 16 tuổi trở xuống; trẻ em trên 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể được làm con nuôi nếu người nhận nuôi là cha dượng, mẹ kế hoặc cô, dì, cậu, chú, bác ruột; trẻ em trên 18 tuổi  được nhận làm con nuôi phải là trẻ em tàn tật, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

-         Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai vợ chồng; vợ chồng phải là những người có khác giới có quan hệ hôn nhân;

-         Trẻ em được nhận làm con nuôi bao gồm: trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam; trẻ em đang sống tại gia đình nếu thuộc trường hợp trẻ mồ côi, khuyết tật, mất năng lực hành vi dân sự, mắc bệnh hiểm nghèo, có quan hệ họ hàng thân thích với người nhận con nuôi hoặc có anh chị em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuôi.

2.     Thủ tục xin nhận con nuôi ở Việt Nam

a.     Hồ sơ xin nhận con nuôi.

      Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

-         Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (theo mẫu);

-          Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

-          Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

-          Bản điều tra về tâm lý, gia đình (bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng);

-          Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe (bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng);

-          Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản (bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng);

-          Phiếu lý lịch tư pháp (bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng);

-          Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân )bản sao nếu là giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

      Các giấy tờ trên phải do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận và phải được dịch sang tiếng Việt; được hợp pháp hóa tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú. Đối với trường hợp được xin đích danh, người nhận con nuôi cần phải có thêm tài liệu chứng minh mình thuộc các trường hợp đó và người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.

     Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài bao gồm:

-         Giấy khai sinh;

-          Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

-          Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

                -           Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

-          Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

-         Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

              -         Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thể trong nước cho trẻ em nhưng không thành.

Hồ sơ này được lập thành 3 bản và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.

b.     Thủ tục.

             -         Người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi cho Cục Con nuôi. Nếu có lý do chính đáng không thể trực tiếp nộp thì có thể ủy quyền cho người thân thích hoặc gửi qua đường bưu điện theo hình thức bảo đảm, có dấu niêm phong hợp lệ.

               -         Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ.

             -         Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp để trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định

-          UBND cấp tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

              -           Sau khi có quyết định của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.

              -          Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp.

              -          Bộ Tư pháp chứng nhận việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo đúng quy định của Luật nuôi con nuôi và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (nếu có yêu cầu)

c.      Thời hạn giải quyết

               -         Cục Con nuôi thẩm định hồ sơ: 15 ngày

               -         Sở Tư pháp giới thiệu trẻ em: 30 ngày.

               -         UBND cấp tỉnh cho ý kiến: 10 ngày.

             -         Cục Con nuôi kiểm tra báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em và thông báo cho người nhận con nuôi: 30 ngày.

            -         Cục Con nuôi thông báo cho Sở tư pháp ý kiến đồng ý của người xin nhận con nuôi: 15 ngày.

              -         UBND cấp tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài: 15 ngày.

d.     Cơ quan thực hiện.

             -         Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi.

-         Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục TTHC: Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp

-         Cơ quan phối hợp(nếu có): Cơ quan Công an địa phương (nếu cần thiết).

-         Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân người xin nhận con nuôi

3.     Lệ phí.

      Người nhận con nuôi sẽ phải nộp 9.000.000đ (lệ phí) và 50.000.000đ (chi phí).

      Đối tượng được giảm 50 % lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi: Cô, dì, chú bác nhận cháu ruột làm con nuôi; cha dượng, mẹ kế nhận con riêng làm con nuôi; trường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh, chị em ruột làm con nuôi, thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.

     Đối tượng được miễn nộp chi phí:

- Cô, dì, chú bác nhận cháu ruột làm con nuôi; cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi;

- Người nhận trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khácmà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế

 

 

     Công ty Luật IMC cung cấp các dịch vụ pháp lý với trách nhiệm và chất lượng cao nhất. Chúng tôi – những luật sư giỏi, có uy tín và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao sẵn sàng đồng hành với những vướng mắc về mặt pháp lý mà quý khách hàng gặp phải.

     Hãy đến với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

     Thành công của khách hàng  là thành công của IMC.

 

 

 

         Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại: 024.62.697.901 /  0365.939999  

                

Địa chỉ:P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn        

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…

 

 

 

Tác giả bài viết: Ths.Ls. Phạm Quang Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 15


Hôm nayHôm nay : 3862

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 109296

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11418261

Fanpage IMCLAW