• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Tư vấn luật » Luật hôn nhân gia đình

Luật hôn nhân gia đình về quyền nuôi con sau ly hôn

Thứ năm - 20/08/2015 16:33
Luật hôn nhân gia đình về quyền nuôi con sau ly hôn

Luật hôn nhân gia đình về quyền nuôi con sau ly hôn

Xây dựng gia đình hạnh phúc là mong ước của tất cả mọi người. Tuy nhiên, có những cuộc hôn nhân, vì nhiều lí do không thể tiếp tục tồntại, hai bên vợ chồng chọn giải pháp li hôn. Trong trường hợp này, người chịu tổn thương nhiều nhất chính là những đứa con, nhất là khi đang ở lứa tuổi chưa thành niên – lứa tuổi rất cần sự chăm sóc của của cha và mẹ để có thể pháp triển toàn diện. Bởi vậy, trong vụ án li hôn, cùng với vấn đề chia tài sản, thì việc giao con cho ai nuôi dưỡng là một trong những nội dung quan trọng nhất được các đương sự (vợ, chồng) rất quan tâm.

  Sau đây Hãng luật IMC xin nói về Luật hôn nhân gia đình về quyền nuôi con sau ly hôn:

Sau khi ly hôn, quyền chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ đối với con được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể tại các Điều 81,82 và 83 của luật hôn nhân gia đình. Bao gồm:

1. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

a. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

b. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vàoquyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Quyền lợi về mọi mặt là sự đảm bảo về vật chất (an, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;…) và tinh thần (Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ…).

c. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

2. Nghĩa vụ,quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

a. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

b. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

c. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

3.  Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

a.  Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện 1 số nghĩa vụ được quy định tại Điều 82 BLHN&GĐ; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

b. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Hãng luật IMC– IMC Group

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Hotline: 036 593 9999/ 0917 525 196

Email: imc@interimc.org.vn-Website: http://interimc.org.vn

Hãng luật IMC: Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 15


Hôm nayHôm nay : 3777

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 109211

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11418176

Fanpage IMCLAW