• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Tư vấn luật » Luật hôn nhân gia đình

Tư vấn luật hôn nhân và gia đình - Vấn đề về cấp dưỡng trong hôn nhân

Thứ sáu - 30/10/2015 09:36
cấp dưỡng trong hôn nhân

cấp dưỡng trong hôn nhân

Nghĩa vụ cấp dưỡng là sự biểu đạt vật chất của tình đoàn kết giữa các thành viên trong cùng một gia đình, là nghĩa vụ mà luật áp đặt đối với một thành viên gia đình, theo đó thành viên này phải giúp đỡ thành viên khác, về phương diện vật chất, trong điều kiện thành viên khác sống trong tình trạng túng quẩn và không thể tự mình giải quyết vấn đề ổn định điều kiện sống vật chất của mình.

 

  Ta đã có dịp nhắc đến nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp vợ và chồng ly hôn. Thực ra, trong thời kỳ hôn nhân, vợ và chồng đã có nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với nhau và đã thường xuyên thực hiện nghĩa vụ đó. Ta nói rằng nghĩa vụ cấp dưỡng là biến thể của của nghĩa vụ nuôi dưỡng, ghi nhận trong trường hợp quan hệ vợ chồng chấm dứt do ly hôn.    

 

Cơ sở pháp lý: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

 

Nội dung pháp lý:

 

   Một cách tổng quát, nghĩa vụ cấp dưỡng là một hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng và hình thức này xuất hiện khi mà các bên trong quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng không còn chung sống dướïi một mái nhà hoặc có quan hệ tình cảm diễn biến theo chiều hướng xấu đến mức việc thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng không còn có thể dựa vào ý thức tự giác.

1.     Người có quyền được cấp dưỡng

Vợ chồng, cha mẹ và con. Vợ và chồng phải có quan hệ hợp pháp thì mới xác lập được quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng: người chung sống như vợ hoặc chồng với một người khác, không có quyền yêu cầu người cùng chung sống cấp dưỡng cho mình; cũng như vậy, trong trường hợp một người chung sống với một người khác và có đăng ký kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân bị hủy theo một quyết định của Tòa án.

Trái lại, việc xác lập nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con không lệ thuộc vào tính chất của quan hệ chung sống giữa cha và mẹ: con ngoài giá thú, con ngoại tình, thậm chí con loạn luân đều có quyền yêu cầu cha mẹ cấp dưỡng, như con từ hôn nhân hợp pháp, và ngược lại. Quan hệ cha mẹ-con cũng có thể có nguồn gốc từ việc nhận con nuôi: giữa cha mẹ nuôi và con nuôi cũng có quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng như giữa cha mẹ và con ruột.   

Ông bà nội (ngoại) và cháu. Chỉ giữa ông bà và cháu trực hệ mới có quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng và do đó, mới có quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng. Hơn nữa, quan hệ trực hệ phải là quan hệ huyết thống: luật Việt Nam hiện hành không xây dựng khái niệm ông nuôi, cháu nuôi.

 

Anh chị em. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em là nét đặc trưng của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành. Sự đoàn kết giữa anh chị em là mối quan hệ gắn liền với quan niệm về gia đình truyền thống gồm có ông, bà, cha, mẹ và con.

 

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột. Đây là bổ sung của luật mới theo đó, khi cô, dì, chú, cậu, bác ruột hay cháu ruột rơi vào hoàn cảnh không có khả năng lao độngkhông có tài sản để tự nuôi mìnhkhông có người khác cấp dưỡng thì có nghĩa vụ cấp dưỡng.

 

2.     Điều kiện phát sinh quyền yêu cầu cấp dưỡng

 

Có sự túng thiếu của một bên và sự tồn tại khả năng hỗ trợ của bên kia. Nếu tất cả đều túng thiếu, thì mỗi người phải tự xoay sở. Nếu tất cả đều không túng thiếu, thì không ai có trách nhiệm cấp dưỡng cho ai. Ðể nghĩa vụ cấp dưỡîng được xác lập, cần có một bên sống trong cảnh túng thiếu và bên kia có đủ điều kiện để hỗ trợ. Sự túng thiếu  của một bên, trong suy nghĩ của người làm luật, có nguồn gốc từ tình trạng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Hẳn, thế nào là không có khả năng lao động tùy thuộc vào sự đánh giá của thẩm phán. Người thất nghiệp chưa chắc là không có khả năng lao động; người tật nguyền cũng có thể có khả năng lao động;...  

Vấn đề là, trong nhiều trường hợp, chính người được yêu cầu cấp dưỡng cũng chỉ sống trong điều kiện vật chất khá hơn người yêu cầu một chút và cũng chưa có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của mình và của gia đình mình. Thông thường, các bên trong trường hợp này sẽ tự mình giải quyết những bất đồng: có thể người được yêu cầu sẽ cho; nhưng cũng có thể người được yêu cầu không cho và người yêu cầu tự động ra đi. Nếu có kiện cáo, thì Tòa án chỉ hòa giải; nếu hòa giải không được, thì bác đơn yêu cầu cấp dưỡng, bởi khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hầu như không có.   

 

3.     Xác định mức cấp dưỡng

 

Luật hôn nhân và gia đình 2014 ưu tiên việc cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó có thể tự thỏa thuận với nhau.

 Trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào nhu cầu của người có quyền được cấp dưỡng và khả năng đáp ứng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng để xác định mức cấp dưỡng khả thi.

            Thay đổi mức cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng được thỏa thuận hoặc được ấn định bằng con đường tư pháp không nhất thiết được cố định trong suốt thời gian cấp dưỡng: Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi (Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Ðiều 116). Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được, thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Luật không nói rõ liệu có cần một thời gian tối thiểu để mức cấp dưỡng có thể thay đổi, nhất là bằng con đường tư pháp. Thực tiễn, về phần mình, thừa nhận rằng Tòa án có thể bác đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng trong trường hợp đơn được nộp chỉ sau một thời gian quá ngắn kể từ ngày mức đó được ấn định, quá ngắn để nói rằng điều kiện sống của người này hay người kia đã có những thay đổi quan trọng đủ để đặt cơ sở cho việc xét lại tính hợp lý của mức cấp dưỡng.

 

4.     Phương thức cấp dưỡng

 

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

 

5.     Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

 

Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 55 Luật 2000. Theo đó, quy định như sau:

“1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó”.

 

6. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

 

Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

6. Trường hợp khác theo quy định của luật.

Trong các trường hợp 2,3,4,5nghĩa vụ cấp dưỡng có thể chấm dứt một cách đương nhiên. Trong các trường hợp còn lại, sẽ rất khó nếu các bên chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo thỏa thuận mặc nhiên rồi sau đó một thời gian, người có quyền được cấp dưỡng lại yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trở lại, thậm chí, cấp dưỡng cả cho thời gian giữa ngày thỏa thuận mặc nhiên và ngày yêu cầu cấp dưỡng lại.  Nói chung, thực tiễn giao dịch thừa nhận khái niệm cấp dưỡng không liên tục: nếu đến hạn cấp dưỡng mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ và người được cấp dưỡng không yêu cầu mà cũng không nêu lý do, thì có thể coi như người được cấp dưỡng không có nhu cầu; đến hạn kế tiếp, người được cấp dưỡng có yêu cầu, thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải đáp ứng, nhưng người được cấp dưỡng chỉ có quyền đòi phần cấp dưỡng tương ứng với kỳ hạn đó chứ không thể đòi cả phần cấp dưỡng của kỳ hạn trước đó (mà mình đã không đòi).      

 

Cần lưu ý rằng nghĩa vụ cấp dưỡng, sau khi chấm dứt, vẫn có thể được xác lập lại một khi lại có một bên lâm vào cảnh túng thiếu và bên kia có khả năng. Nhưng quy tắc này không áp dụng cho trường hợp người được cấp dưỡîîng là vợ hoặc chồng đã ly hôn và đã kết hôn với người khác.    ​

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Hãng luật IMC

Điện thoại: 036.593.9999

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 24


Hôm nayHôm nay : 3525

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 108959

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11417924

Fanpage IMCLAW