Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
Sau đây, Hãng luật IMC xin tư vấn cho Quý Khách nội dung pháp lý về quyền nuôi con khi cha mẹ không đăng ký kết hôn.
Cơ sở pháp lý:Luật Hôn nhân gia đình 2014
Nội dung tư vấn:
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi không đăng ký kết hôn:
Khoản 2, điều 68, Luật Hôn nhân gia đình 2014quy định: “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.” Như vậy, tình trạng hôn nhân của cha mẹ không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, dù là con trong giá thú hay con ngoài giá thú thì quyền giữa cha mẹ và con vẫn bình đẳng như nhau, không có sự phân biệt đối xử.
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
Điều 15, Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:" Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con."
Một số quy định khác về quyền nuôi con mà không có đăng ký kết hôn:
Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi: sẽ được ưu tiên giao cho người mẹ nuôi nếu như cha mẹ không có thỏa thuận khác. Khoản 3, điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:"Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi: pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của cha mẹ về vấn đề ai sẽ là người trực tiếp nuôi con, với điều kiện hợp lý nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích của con. Nếu trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì có thể đưa ra Tòa án giải quyết.
Đối với trường hợp con trên 7 tuổi: khoản 2 điều 81, luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:” Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Vì vậy , ý kiến, nguyện vọng của đứa trẻ cũng là một căn cứ quan trọng để xem xét giữa cha và mẹ ai là người trực tiếp nuôi con.
Trên đây là những tư vấn của Hãng luật IMC về vấn đề quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm.
Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:
Hãng luật IMC
Điện thoại: 036.593.9999
Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Email : bienpq@interimc.org.vn
Website: www.interimc.org.vn
Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật
IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
21
Hôm nay :
541
Tháng hiện tại
: 541
Tổng lượt truy cập : 10215881
Hôn nhân gia đình- Kết hôn - Thủ tục nhận con nuôi - Tìm cha mẹ cho con - Giám định xác định huyết thống - Đại diện ủy quyền
|
Tư vấn doanh nghiệp:- Thành lập doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn chuyển đổi, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp - Thu hồi nợ doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn, thực hiện giải quyết thuế doanh nghiệp - Đại diện ủy quyền |
Dịch vụ luật sư
|
Văn phòng luật sư, Hãng luật IMC
- Văn phòng tại Hà Nội
Hotline: 036.593.9999
Địa chỉ: Phòng 1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Văn phòng tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Phòng 1608, Tòa Nhà Bitexco, Đường 45 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Bản Đồ