• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Tư vấn luật » Luật hôn nhân gia đình

Luật hôn nhân gia đình - Thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi

Thứ sáu - 11/09/2015 14:59
Thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi

Thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi

Trong cuộc sống có một số trường hợp dẫn tới phải chấm dứt việc nuôi con nuôi, thì công dân có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết việc dân sự, sau đó tòa án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi. Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi được thực hiện theo thủ tục giải quyết việc dân sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Tuy nhiên thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi có nhiều rắc rối gây có khăn cho nhiều người, vì vậy Hãng luật IMC xin đưa ra tư vấn cho Quý khách về Thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi

Thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi

1. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Việc chấm dứt nuôi con nuôi có thể xảy ra khi rơi vào các trường hợp quy định tại điều 25, Luật Nuôi con nuôi 2010.

- Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

- Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

- Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi

2. Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi

Điều 26, Luật Nuôi con nuôi quy định về thẩm quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi bao gồm:

- Cha mẹ nuôi.

- Con nuôi đã thành niên.

- Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.

Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi:

- Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;

- Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi

- Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

- Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.

- Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật Nuôi con nuôi được khôi phục.

- Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

- Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

 Hãng luật IMC

Hãng luật IMC

Điện thoại: 036.593.9999           

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 20


Hôm nayHôm nay : 2830

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 108264

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11417229

Fanpage IMCLAW