Quyền và lợi ích hợp pháp của con ngoài giá thú
Căn cứ pháp lý:
|
| - Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 |
- Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam 2014 | |
- Nghị Định 158/2005/NĐ-CP
|
1. Việc làm giấy khai sinh cho con
Về trường hợp làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú, tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tích có quy đinh:
" Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha ghi trong sổ đăng ký khai sinh và giấy đăng ký khai sinh để trống. Nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã kết hợp việc nhận con và đăng ký khai sinh”.
Điều này được hiểu là, người cha không bắt buộc phải nhận con cũng như thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho bé. Như vậy thì nếu như không có văn bản nhận con của người cha thì giấy khai sinh của đứa trẻ được để trống phần cha.
*) Việc cấp dưỡng.
Theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 và trong quan hệ dân sự, thỏa thuận giữa hai bên đương sự về việc cấp dưỡng cho con ngoài giá thú luôn được pháp luật tôn trọng và là căn cứ đầu tiên để giải quyết tranh chấp (nếu thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội). Do đó, việc cấp dưỡng cho con một lần hay chia ra hàng tháng sẽ do cha và mẹ thỏa thuận. Nếu không thể thỏa thuận được, có thể nhớ đến sự can thiệp của Tòa án. Tuy nhiên, mối quan hệ cha con giữa cha - con, mẹ - con sẽ không bao giờ chấm dứt, cho nên, dù là cấp dưỡng một lần thì giữa hai người đó vẫn còn ràng buộc pháp lý. Cụ thể
Điều 117 (Luật hôn nhân gia dình). Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
*) Về vấn đề thừa kế.
Tài sản của người mất để lại được gọi là di sàn. Sau khi trả hết các khoản chi phí lo hậu sự, thực hiện nghĩa vụ mà người mất để lại cũng như phần di sản được di tặng, lúc này được gọi là di sản thừa kế. Hiện nay pháp luật Dân sự có quy định hai hình thức thừa kế như sau.
Thừa kế theo di chúc
Cha mẹ khi mất để lại di chúc không bắt buộc phải chia cho các con. Do đó, nếu người cha, mẹ không chia di sản cho con ngoài giá thú thì đứa trẻ đó sẽ không được hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, nếu người cha, mẹ mất khi đứa trẻ chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì sẽ được hưởng ít nhất là hai phần ba một suất thừa kế của người thừa kế hàng thứ nhất theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 về người thừa kế không phục thuộc vào nội dung của di chúc.
Thừa kế theo pháp luật
Đây là trường hợp người mất không để lại di chúc, hoặc di chúc không hợp pháp thì phần di sản thừa kế còn lại sẽ được chia đều cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất (bao gồm cha, mẹ, vợ (hoặc chồng) và con trong đó không phân biệt con ngoài giá thú hay trong giá thú ).
Trên đây là thư tư vấn của Hãng luật IMC về Quyền và lợi ích hợp pháp của con ngoài giá thú.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
8
Hôm nay :
274
Tháng hiện tại
: 28602
Tổng lượt truy cập : 10961307
Hôn nhân gia đình- Kết hôn - Thủ tục nhận con nuôi - Tìm cha mẹ cho con - Giám định xác định huyết thống - Đại diện ủy quyền
|
Tư vấn doanh nghiệp:- Thành lập doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn chuyển đổi, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp - Thu hồi nợ doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn, thực hiện giải quyết thuế doanh nghiệp - Đại diện ủy quyền |
Dịch vụ luật sư
|
Văn phòng luật sư, Hãng luật IMC
- Văn phòng tại Hà Nội
Hotline: 036.593.9999
Địa chỉ: Phòng 1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Văn phòng tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Phòng 1608, Tòa Nhà Bitexco, Đường 45 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Bản Đồ