• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Tư vấn luật » Luật hôn nhân gia đình

Tư vấn luật hôn nhân gia đình : "Bạo hành gia đình"

Thứ sáu - 18/09/2015 14:54
Bạo hành con cái là vi phạm pháp luật

Bạo hành con cái là vi phạm pháp luật

Gia đình cũng giống như một xã hội thu nhỏ, nếu không có kỷ luật mọi quy tắc trong gia đình sẽ trở nên lộn xộn. Nhưng xin các ông bố bà mẹ cần phân biệt một cách rõ ràng đâu là kỷ luật, đâu là bạo hành. Khi con phạm lỗi, khi các con không làm được như bố mẹ mong muốn, có ông bố, bà mẹ lôi con ra đánh cho một trận cho chừa thói không biết nghe lời và vì cái lý thuyết "yêu cho roi cho vọt". Có những ông bố, bà mẹ thì nhiếc mắng con cái rằng: "Không học thì lấy... mà ăn", "học thì ngu mà lại còn lười như hủi", "sao tao lại có đứa con khó bảo như mày"...Đó là những hình thức trừng phạt thân thể và trừng phạt về tinh thần. Nói một cách nặng hơn là bạo hành thân thể và bạo hành tinh thần. Sau đây Hãng luật IMC xin đưa ra những tư vấn về xử phạt bạo hành gia đình trong luật hôn nhân gia đình.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Hôn nhân gia đình 2014
  • Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007
  • Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình

Nội dung tư vấn.

Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì các hành vi của bố, mẹ, anh/chị như đánh vợ, chửi con, đuổi vợ, con ra khỏi nhà thuộc một trong các hành vi bạo lực gia đình được quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời vi phạm quy định về một trong các hành vi bị cấm được quy định tại điểm h khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình. Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Cụ thể:

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình tương ứng sau đây:

 1. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình (quy định tại Điều 49):

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 + Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

 + Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

- Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình.

2. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình (Quy định tại Điều 51)

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 + Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

+ Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

 + Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

 Ngoài ra, nếu nạn nhân có yêu cầu người thực hiện những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình còn phải thực hiện các biện pháp khác phục hậu quả như:

+ Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

 + Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.

Nếu hành vi bạo hành con cái đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự: thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về:

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 104

- Tội hành hạ người khác theo Điều 110

- Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình tại Điều 151...

Khi phát hiện hành vi bạo hành con cái có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác định tội phạm và xử lý bố bạn theo quy định.

Để tố giác hành vi bạo lực gia đình, hãy báo tin cho cơ quan công an cấp xã, Ủy ban nhân dân xã hoặc Trường thôn nơi xảy ra hành vi bạo lực.

Trên đây là những tư vấn của Hãng luật IMC.

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

 Hãng luật IMC

Hãng luật IMC

Điện thoại: 036.593.9999           

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 23


Hôm nayHôm nay : 2792

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 108226

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11417191

Fanpage IMCLAW