• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Tư vấn luật » Pháp luật doanh nghiệp

Tư vấn luật doanh nghiệp - Tư vấn mua lại doanh nghiệp

Thứ năm - 12/11/2015 10:56
Tư vấn luật doanh nghiệp - Tư vấn mua lại doanh nghiệp

Tư vấn luật doanh nghiệp - Tư vấn mua lại doanh nghiệp

Dưới góc độ pháp ly, cho đến thời điểm hiện nay, khoa học pháp lý Việt Nam chưa có quan niệm thống nhất về mua bán doanh nghiệp. Luật cạnh tranh chỉ ghi nhận mua lại doanh nghiệp theo nghĩa hẹp: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại” (khoản 3 Điều 17).

 

 

So với khái niệm mua bán doanh nghiệp trên thế giới, mua lại doanh nghiệp theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam không bao quát các hình thức mua lại cổ phần, phần vốn góp của cổ đông, thành viên công ti đủ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu.

 

Đặc điểm pháp lý của mua bán doanh nghiệp:

 

Thứ nhất, có sự chuyển giao về quyền sở hữu tài sản từ bên bán doanh nghiệp sang bên mua doanh nghiệp. Theo đó, bên mua doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu phải thực hiện hành vi mua bán một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp mục tiêu; mua bán, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu.

 

Thứ hai,đối tượng của quan hệ mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp. Mua bán doanh nghiệp có thể được thể hiện theo hai hình thức là mua bán toàn bộ hoặc mua bán một phần doanh nghiệp. Mua bán doanh nghiệp không chỉ là mua bán tài sản của doanh nghiệp để thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn dẫn đến việc chuyển giao quyền hoạt động kinh doanh theo các loại giấy chứng nhận. Từ đó, bên mua thay đổi được hoạt động quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu theo ý đồ của mình.

Mua bán doanh nghiệp khác mua bán tài sản của doanh nghiệp vì mua bán tài sản chỉ làm thay đổi quyền sở hữu quyền sở hữu phần tài sản cụ thể nào đó của doanh nghiệp từ bên bán sang bên mua. Khi đó, bên mua tài sản của doanh nghiệp không có quyền sở hữu doanh nghiệp mục tiêu chỉ có quyền sở hữu khối tài sản đã mua. Trường hợp này không có sự thay đổi về nhân sự - chủ sở hữu doanh nghiệp. Do vậy, bên mua tài sản không có quyền quản lí cũng như không thể thay đổi hoạt động quản trị hay chi phối ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã bán tài sản. Tuy nhiên, nếu bên mua mua tài sản của doanh nghiệp mục tiêu để sau đó chuyển thành vốn góp của bên mua trong doanh nghiệp mục tiêu và kiểm soát được hoạt động kinh doanh, quản trị của doanh nghiệp mục tiêu thì trường hợp mua tài sản này được coi là mua bán doanh nghiệp

 

Thứ ba, mua bán doanh nghiệp được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán doanh nghiệp hoặc hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của thành viên công ti. Các loại hợp đồng này có tính chất, nội dung hoàn toàn khác nhau bởi chủ thể và đối tượng của hợp đồng không giống nhau. Hợp đồng mua bán toàn bộ doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ các quy định chung về hợp đồng trong luật dân sự, thể hiện sự tự do giao kết hợp đồng của các bên mua bán doanh nghiệp nhưng vẫn phải phản ánh những điểm đặc thù của quan hệ mua bán doanh nghiệp.

 

Bốn là, mua bán doanh nghiệp phải thông qua sự thừa nhận của cơ quan nhà nước theo thủ tục pháp lí nhất định. Khi doanh nghiệp được mua bán và có sự chuyển giao quyền, nghĩa vụ pháp lí của doanh nghiệp cho người khác cần có sự chứng nhận của cơ quan công quyền về việc chuyển giao này.

 

 

 

 

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Hãng luật IMC

Điện thoại: 0365.939999

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bienpq@interimc.org.vn

Website: www.interimc.org.vn

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư…

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 23

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 22


Hôm nayHôm nay : 9150

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 184047

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 11493012

Fanpage IMCLAW