ĐIều kiện doanh nghiệp vay vốn nước ngoài không có bảo lãnh của nhà nước
Vậy làm thế nào vay vốn nước ngoài? Pháp luật Việt Nam qui định như thế nào về điều kiện vay vốn nước ngoài? Hãng luật IMC xin tư vấn cho Quý khách rõ hơn về vấn đề này/
Căn cứ pháp lý:
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010
- Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010
- Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 25/12/2013 về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh
- Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31/03/2014 về điều kiện vay nước ngoài vủa donh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh
Nội dung tư vấn
- Doanh nghiệp
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Tổ chức tín dụng (trừ ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không được Chính phủ bảo lãnh
Trừ các trường hợp sau:.
+) Điều kiện phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
+) Điều kiện đối với các khoản vay nước ngoài của các ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
- Bên đi vay và các khoản vay nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện chung và điều kiện bổsung tương ứng đối với từng khoản vay nước ngoài cụ thể.
- Bên đi vay có trách nhiệm tuân thủ quy của pháp luật có liên quan khi ký kết và thực hiện khoản vay nước ngoài.
- Ngân hàng Nhà nước giám sát việc tuân thủ điều kiện vay nước ngoài của Bên đi vay thông qua việc xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài. Đối với các khoản vay không thuộc đối tượng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, Bên đi vay tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3. Điều kiện chung
Doanh nghiệp đi vay để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc để lập dự án đầu tư trước hết cần đáp ứng điều kiện về mục đích vay:
1. Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp chỉ được áp dụng khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
2. Khoản vay nước ngoài ≤ Tỷ lệ góp vốn trong doanh nghiệp của Bên đi vay.
3. Được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Phù hợp với phạm vi giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doạnh,… của Bên đi vay và doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn.
- Phương án sản xuất, kinh doanh sử dụng vốn vay nước ngoài là kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong đó chứng minh mục đích, nhu cầu vay nước ngoài hợp pháp, hợp lý và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
- Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng thỏa thuận vay nước ngoài được ký kết bằng văn bản trước khi thực hiện giải ngân khoản vay và không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, đồng tiền vay là ngoại tệ, doanh nghiệp chỉ có thể vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp:
Các giao địch đảm bảo cho các khoản vay nước ngoài không được trái với quy định pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, việc sử dụng cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam hoặc trái phiếu chuyển đổi do doanh nghiệp Việt Nam phát hành để thế chấp cho Bên cho vay hoặc các bên có liên quan, Bên đi vay phải đảm bảo tuân thủ các quy định về chứng khoán, về tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam và/hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận về chi phí vay nước ngoài. Khi cần thiết phải điều hành hạn mức vay nước ngoài, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các quyết định một số vấn đề sau:
4. Điều kiện bổ sung
a. Đối với khoản vay ngắn hạn tự vay, tự trả là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn đến 1 năm, Bên đi vay không được vay ngắn hạn cho các mục đích sử dụng vốn trung, dài hạn.
b. Đối với khoản vay trung và dài hạn tự vay, tự trả là khoản vay không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn trên 1 năm. Điều kiện:
Nếu là dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư: số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) phải nhỏ hơn hoặc bằng phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn góp ghi nhận trên giấy chứng nhận đầu tư.
Nếu việc thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư không được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì số dư nợ vay trung, dài hạn nhỏ hơn hoặc bằng tổng nhu cầu vốn vay tại phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những tư vấn của Hãng luật IMC chúng tôi về Điều kiện doanh nghiệp tiếp cận các khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
19
Hôm nay :
1748
Tháng hiện tại
: 102445
Tổng lượt truy cập : 10616232
Hôn nhân gia đình- Kết hôn - Thủ tục nhận con nuôi - Tìm cha mẹ cho con - Giám định xác định huyết thống - Đại diện ủy quyền
|
Tư vấn doanh nghiệp:- Thành lập doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn chuyển đổi, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp - Thu hồi nợ doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn, thực hiện giải quyết thuế doanh nghiệp - Đại diện ủy quyền |
Dịch vụ luật sư
|
Văn phòng luật sư, Hãng luật IMC
- Văn phòng tại Hà Nội
Hotline: 036.593.9999
Địa chỉ: Phòng 1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Văn phòng tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Phòng 1608, Tòa Nhà Bitexco, Đường 45 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Bản Đồ